Ngày nay, pin là nguồn năng lượng thông dụng cho nhiều thiết bị cá nhân, gia dụng cho đến các ứng dụng công nghiệp. Pin thường được thiết kế với những kiểu dáng và kích thước khác nhau để tương thích với đa dạng các thiết bị như: đồng hồ đeo tay, đồ chơi trẻ em, máy tính bảng đến pin dùng cho xe điện, quạt,...
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Pin
Năm 1800, viên pin đầu tiên được ra đời với cái tên Pin Volta của nhà phát minh Alessandro Volta (1745-1827) là giáo sư vật lý tại Đại học Pavia, Italy.
Alessandro Volta (1745-1827) (Nguồn:Internet)
Tới năm 1802, William Cruickshank nhà hóa học người Anh đã thiết kế ra mô hình pin đầu tiên có thể sản xuất dưới quy mô công nghiệp, mô hình pin này giống như pin ướt mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng.
Vào năm 1836, John F. Daniell nhà hóa học người Anh, đã phát triển một phiên bản pin có hiệu suất dòng điện ổn định hơn nhưng vẫn chưa cải thiện được số lần sử dụng của pin (pin chỉ sử dụng được 1 lần).
Đến năm 1899, nhà khoa học Waldemar Jungner đến từ Thụy Điển đã phát minh ra pin nickel-cadmium (NiCd). Đây là dòng pin có cực âm (nickel) và cực dương (cadmium).
Trải qua nhiều năm tới năm 1970 Pin Li-ion lần đầu tiên được giới thiệu bởi nhà hóa học người Mỹ Michael Stanley Whittingham (1941) đến từ Đại học Binghamton. Pin Li-ion là loại pin được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
mAh là gì?
mAh là gì? (Nguồn: Internet)
Pin được xem như phần cứng quan trọng nhất trên thiết bị, vì khi không có nó các chức năng không thể hoạt động được. Và khi nhắc đến Pin thì người dùng hay nghe đến đến cụm từ dung lượng Pin được thể hiện qua thông số mAh. Vậy mAh có nghĩa là gì? Tại sao chữ “A” ở giữa lại viết hoa?
Thông số mAh là đơn vị tính của dung lượng pin. Chữ “A” viết tắt của từ Ampere - đơn vị đo cường độ dòng điện. Trong hệ thống Đơn vị Quốc tế ISU, Ampere luôn được viết tắt là chữ A in hoa. Đơn vị mAh là viết tắt cho “miliampe giờ”, và nó là đơn vị biểu hiện khả năng trữ điện của các viên pin nhỏ. Đối với pin lớn sẽ sử dụng đơn vị Ah (ampere giờ) cứ 1.000 mAh = 1 Ah.
Thông số mAh được tính bằng cách lấy quãng thời gian mà viên pin được sử dụng (đơn vị giờ) nhân với cường độ dòng điện theo đơn vị miliampe.
Ví dụ: Dung lượng pin điện thoại là 2000mAh tức là nó sẽ cung cấp dòng điện 1000mAh cho thiết bị của bạn hoạt động trong 2 giờ liên tục. Thông số càng lớn, thời gian hoạt động của thiết bị càng được kéo dài.
Có thay pin dung lượng thấp sang máy có pin dung lượng cao được không?
Việc này hoàn toàn có thể, tuy nhiên sẽ rất khó thực hiện vì đa số thiết bị hiện nay đều là những thiết bị có pin không thể tháo rời. Chỉ có một số mẫu điện thoại smartphone đời cũ từ khoảng năm 2015 trở về trước thì mới có khả năng thay được pin rời. Đồng thời với mỗi thiết bị riêng biệt sẽ được thiết kế một loại pin phù hợp nhất nên việc thay pin dung lượng thấp sang máy có dung lượng pin cao hay ngược lại đều không tốt, do đó bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện việc này.
Nếu bạn muốn thiết bị có thêm thời gian hoạt động, bạn cũng có thể đầu tư mua thêm những cục sạc dự phòng dung lượng lớn như 10.000 mAh hoặc hơn tuỳ vào điều kiện tài chính.
Sạc dự phòng (Nguồn: Internet)
Ngoài cục sạc dự phòng hay các ứng dụng tiết kiệm pin thì hiện nay có một số nhà sản xuất còn cho ra đời những dòng pin có dung lượng cao hay được gọi là pin nén. Một pin nén sẽ cung cấp dung lượng nhiều hơn 30% so với pin thông thường. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng dòng pin này vì nhà sản xuất có đầy đủ chính sách bảo hành, các cam kết về phòng chống cháy nổ, hư hỏng thiết bị.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về thông số dung lượng pin mAh cũng như biết cách tăng thời gian sử dụng thiết bị. Tìm đọc thêm các thông tin công nghệ khác theo link bên dưới nhé!