<b>Xã hội hóa giáo dục– Hướng đi đúng</b><br><i> Bài 2: Rút ngắn phân tầng trong giáo dục</i>

(VOH) - Hiện nay xã hội hóa giáo dục là con đường đúng đắn góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều giữa các trường, tốc độ xã hội hóa còn chậm đã đặt ra vấn đề khoảng cách về chất lượng và cơ hội thụ hưởng môi trường giáo dục tốt.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, người dân cùng góp kinh phí cho giáo dục bằng học phí, song hiện nay mức khung học phí ban hành từ năm 1998 vẫn không đổi dù đã có những thay đổi lớn về mặt bằng giá cả hằng năm. Mức học phí không tăng thì 75% học phí dùng cho việc điều chỉnh lương, hỗ trợ trực tiếp giảng dạy cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, giáo viên mới ra trường, trình độ đại học chỉ đạt mức lương gần 3 triệu đồng/tháng, đồng lương quá thấp dễ nảy sinh tiêu cực là việc dạy thêm học thêm. Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Chủ tịch Hội cựu giáo chức TP cho biết:


 

 

<b>Xã hội hóa giáo dục– Hướng đi đúng</b><br><i> Bài 2: Rút ngắn phân tầng trong giáo dục</i> 1
Giáo viên mới ra trường, trình độ đại học chỉ đạt mức lương gần 3 triệu đồng/tháng, đồng lương quá thấp dễ nảy sinh tiêu cực là việc dạy thêm học thêm (ảnh minh họa: vtc)

Với mức học phí đã lạc hậu hiện nay, hầu hết phụ huynh đồng tình với hỗ trợ nhà trường để chia sẻ gánh nặng chi phí với ngành giáo dục. Một số phụ huynh khá giả muốn mau chóng hoàn thành chỉ tiêu của Ban đại diện cha mẹ học sinh nên đã đưa ra những khoản đóng góp vượt khả năng của những gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, phụ huynh mong muốn khoản đóng góp của họ phải đi kèm với chất lượng giáo dục. Về vấn đề này, trong năm học mới 2012-2013, ngoài các đối tượng học sinh thuộc diện khó khăn được miễn giảm học phí, các đối tượng học sinh còn lại sẽ được thỏa thuận về mức đóng góp về chi phí học tập. Cô Chung Bích Phượng, Phó phòng GD-ĐT Q.Tân Phú bày tỏ: Khi con đi học thì phụ huynh cũng chi ra các khoản để lo cho con em mình như tiền vệ sinh phí, tiền ăn, nước uống, học môn năng khiếu, tự chọn…,chỉ có tính đúng tính đủ mới đảm bảo được chất lượng giáo dục:


 

 


Ngoài ra, theo tinh thần Nghị quyết 05 của Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2010 tỉ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm 80%, mẫu giáo 70%, trung học phổ thông 40%...nhưng hiện nay tỉ lệ ngoài công lập: mầm non đạt 45%, trung học phổ thông là 18%. Như vậy, tỉ lệ học sinh ở trường công lập còn chiếm đa số cho thấy giáo dục chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục các trường ngoài công lập và thu hút học sinh hơn, theo PGS-TS Đoàn Văn Điện thì nhà nước phải cho phép xã hội hóa giáo dục một cách triệt để hơn. Nội dung giáo dục có thể để cho các trường chủ động tự soạn chương trình giáo án dựa trên chuẩn chung và tự chịu trách nhiệm với chất lượng đào tạo của mình:

 

 

 

 


Cũng vì vậy mà xã hội hóa giáo dục lẽ ra sẽ làm tăng lựa chọn cho người có điều kiện kinh tế ở khối ngoài công lập. Song, họ lại không muốn cho con vào những trường tư mà chọn vào trường công chất lượng cao, học phí thấp hơn trường tư nhưng lại có chất lượng cao hơn, giống như nhà nước đang bao cấp cho người có điều kiện. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh bày tỏ:

 

 

 

 

 

 


Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của nhà nước trong việc xây dựng các loại trường mà xã hội chưa làm được như trường chất lượng cao cho học sinh khó khăn không thể theo học các trường dân lập, tư thục. Tuy nhiên phụ huynh có phát sinh tâm tư so sánh giữa trường có điều kiện giảng dạy tốt và ngược lại. Bởi vì ở những địa bàn có dân số cơ học tăng quá nhanh, nếu một trường đạt chuẩn giảm sĩ số học sinh trong lớp xuống còn 25-30 học sinh/lớp, học 2 buổi/ngày thì trường khác trong cùng một địa bàn phải gánh số học sinh xấp xỉ 50 học sinh/lớp. Do vậy, theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM: Trong năm học 2012-2013, ngành giáo dục TP khuyến khích xây dựng trường tiên tiến tiếp cận với khu vực và quốc tế ở mỗi bậc học và cấp học; mỗi quận, huyện xây dựng từ một đến hai trường chất lượng cao nhưng phải đảm bảo đủ chỗ học một cách công bằng. Những trường này phục vụ cho một bộ phận dân cư có nhu cầu trước mắt, mở đường hội nhập quốc tế:

 

 

 

 

 

 


Để rộng đường cho xã hội hóa giáo dục, thiết nghĩ cần có chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các trường, cơ chế để người dân đồng tình về các khoản thu, chế độ đãi ngộ cho giáo viên, miễn giảm cho học sinh nghèo…Có như vậy thì xã hội hóa giáo dục mới phù hợp với yêu cầu xã hội và phát huy được nguồn lực xã hội hoá.

 

 

 

 

>>Bài 1: Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả