Trong bước tiến công nghệ mới nhất của mình, ESA đã đặt mục tiêu tạo ra một trợ lý số theo phong cách ChatGPT, được thiết kế để giúp người dùng giải mã dữ liệu quan sát Trái Đất từ vệ tinh. Dự án này do Φ-lab (Phi-Lab) của ESA phát triển và dự kiến sẽ khởi động vào tháng tới.
Trái Đất được giám sát hàng ngày bởi các công cụ quan sát như vệ tinh và trạm thời tiết, tạo ra lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên, thách thức nằm ở việc phần lớn dữ liệu này chưa được gắn nhãn, khiến cho các thuật toán truyền thống khó có thể phân tích.
Vì vậy, Phi-Lab của ESA đang phát triển một mô hình AI cơ bản nhằm làm nền tảng cho trợ lý số này. Các mô hình cơ bản, giống như những mô hình đã tạo ra ChatGPT, là các mạng lưới neuron AI được huấn luyện trên dữ liệu chưa gắn nhãn và được thiết kế để xử lý đa dạng các câu hỏi.
ESA tin rằng trợ lý số đang phát triển sẽ có khả năng chuyển đổi trực tiếp dữ liệu quan sát Trái Đất chưa được gắn nhãn từ vệ tinh thành những dễ hiểu và có ý nghĩa.
Giuseppe Borghi, người đứng đầu Phi-Lab của ESA, chia sẻ. "Khái niệm về một trợ lý số quan sát Trái Đất có thể cung cấp một loạt hiểu biết từ nhiều nguồn khác nhau là một triển vọng hấp dẫn,"
Phi-Lab đang thực hiện một số sáng kiến để tạo ra các mô hình cơ bản dành riêng cho quan sát Trái Đất. Những mô hình này cung cấp thông tin quan trọng về các chủ đề như cách giảm thiểu thiệt hại từ các sự kiện thời tiết cực đoan hoặc lượng ô nhiễm trong bầu khí quyển.
Trong số các mô hình cơ bản, PhilEO, được ra mắt vào đầu năm 2023 và hiện đang đạt được sự chín muồi. Mô hình này có thể nhận diện các đặc điểm như cấu trúc Richat hay còn được gọi là "Con mắt của Sahara" không cần giám sát hoặc phân tích bởi con người.
Ông Borghi cho biết thêm. "Bước tiến đầy hứa hẹn đã đạt được với PhilEO khiến tôi tin tưởng rằng các dự án mới sẽ sớm mang lại những kết quả đột phá,"
Dự án này diễn ra trong bối cảnh sự bùng nổ của các chatbot chuyên biệt mới, được thiết kế để giúp mọi người hiểu về mọi thứ từ biến đổi khí hậu đến phân tích tài chính cá nhân.