RPA là gì?
Ảnh minh họa RPA
RPA (Robotic Process Automation) là một ứng dụng công nghệ, được quản lý bằng logic kinh doanh và cấu trúc đầu vào, nhằm mục đích tự động hóa các quy trình kinh doanh. Bằng việc sử dụng các công cụ RPA, một công ty có thể cấu hình phần mềm hoặc “bot” (chương trình tự động hóa), để nắm bắt và giải thích các ứng dụng để xử lý giao dịch, thao tác dữ liệu, kích hoạt phản hồi và giao tiếp với các hệ thống kỹ thuật số khác. Ứng dụng RPA có thể từ một thứ đơn giản như tạo phản hồi tự động cho email để triển khai hàng ngàn bot, mỗi bot được lập trình để tự động hóa công việc trong hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning).
Lợi ích của RPA trong kinh doanh
Hình minh họa về lợi ích của RPA trong kinh doanh
Giảm chi phí
Bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ, bạn có thể tiết kiệm gần 30% chi phí. RPA cũng có giá thấp hơn một nhân viên toàn thời gian.
Trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Việc triển khai RPA giúp giải phóng các tài nguyên có giá trị cao của doanh nghiệp, giúp phục vụ khách hàng tốt hơn.
Rủi ro hoạt động thấp hơn
Bằng cách loại bỏ các lỗi của con người như mệt mỏi hoặc thiếu kiến thức, RPA giảm tỷ lệ lỗi do đó giảm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.
Cải tiến các quy trình nội bộ
Để tận dụng tối đa công nghệ AI và RPA, các công ty buộc phải thiết lập các quy trình quản trị rõ ràng. Điều này cho phép báo cáo nội bộ và các hoạt động nội bộ khác diễn ra nhanh hơn.
Không xung đột với các hệ thống IT hiện có
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng lực lượng lao động ảo hoặc bot RPA, là nó không yêu cầu bạn thay thế các hệ thống hiện tại của mình. Thay vào đó, RPA có thể tận dụng các hệ thống hiện tại của bạn, giống như cách một nhân viên có thể làm.
Ảnh hưởng của RPA
Ảnh minh họa RPA
Tác động đến việc làm
Theo Harvard Business Review, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng RPA đã hứa với người lao động của họ rằng tự động hóa RPA sẽ không dẫn đến sa thải. Thay vào đó, nhân viên sẽ được tái cấu trúc lại để làm công việc thú vị hơn. Một nghiên cứu xã hội cho thấy, những người lao động tri thức không cảm thấy bị đe dọa bởi tự động hóa: họ chấp nhận nó và xem các robot như là đồng đội. Nghiên cứu tương tự nhấn mạnh rằng, thay vì dẫn đến "số lượng nhân viên" thấp hơn, công nghệ đã được triển khai theo cách để đạt được nhiều công việc hơn và năng suất cao hơn với cùng số lượng người.
Tuy nhiên, ngược lại, một số nhà phân tích cho rằng RPA có thể là mối đe dọa đối với ngành công nghiệp “gia công quy trình kinh doanh” (BPO - Business Process Outsourcing) ở các nước đang phát triển. Theo luận điểm này thì với lợi ích của công nghệ mới RPA, sẽ cho phép các doanh nghiệp "hồi hương" các quy trình từ các địa điểm ở nước ngoài về lại các trung tâm dữ liệu địa phương. Nếu đúng như vậy thì nó sẽ là tạo ra việc làm có giá trị cao cho các nhà thiết kế quy trình lành nghề ở địa phương (và trong chuỗi cung ứng phần cứng CNTT, quản lý trung tâm dữ liệu, v.v.) nhưng làm giảm cơ hội cho những người lao động có tay nghề thấp ở nước ngoài.
Ảnh hưởng tới xã hội
Cùng với các xu hướng công nghệ khác, RPA dự kiến sẽ thúc đẩy một làn sóng năng suất và hiệu quả mới trong thị trường lao động toàn cầu. Mặc dù không trực tiếp quy chụp cho RPA, Đại học Oxford phỏng đoán rằng có tới 35% tất cả các công việc có thể sẽ được tự động hóa vào năm 2035.
Trong cuộc nói chuyện TED talk do UCL tổ chức tại London, doanh nhân David Moss giải thích rằng - lao động kỹ thuật số dưới dạng RPA không chỉ có khả năng cách mạng hóa mô hình chi phí của ngành dịch vụ bằng cách giảm giá sản phẩm và dịch vụ, mà nó còn có khả năng thúc đẩy mức độ dịch vụ, chất lượng kết quả và tạo cơ hội gia tăng cho việc cá nhân hóa dịch vụ.
Trong khi đó, Giáo sư Willcocks, tác giả của bài báo LSE, nói về sự hài lòng trong công việc và kích thích trí tuệ, đặc trưng cho công nghệ là có khả năng "đưa robot ra khỏi con người". Đề cập đến quan niệm cho rằng robot sẽ đảm nhận phần lớn công việc hàng ngày và lặp đi lặp lại của khối lượng công việc đó giúp mọi người, khiến họ được cấu trục lại cho các vai trò mang tính cá nhân hơn hoặc tập trung vào các phần việc còn lại (có ý nghĩa hơn) trong ngày của họ.
Thất bại tiềm tàng khi triển khai RPA
Tự động hóa RPA đòi hỏi một quy trình được xác định rõ ràng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp không có quy trình rõ ràng, vì vậy khi họ bắt đầu có thể dẫn tới tự động hóa sai hoặc bị lạc khi cố gắng đảo ngược quy trình. Đây có thể coi là một trở ngại của doanh nghiệp cho việc áp dụng RPA.
Nguồn ảnh: Internet