Công nghệ RFID là một trong những ứng dụng giúp cho việc quản lý của bạn trở nên đơn giản hơn. Trong các thiết bị quét mã vạch hoặc máy in mã vạch hiện nay cũng đang được tích hợp công nghệ quét mã RFID hoặc in được RFID. Vậy RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và những ứng dụng của nó ra sao? Đây chắc chắn còn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Vậy hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
Công nghệ RFID là gì? (Nguồn: Internet)
RFID là gì?
RFID là chữ viết tắt của từ Radio Frequency Identification. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Hiểu một cách đơn giản thì hai thiết bị phát ra sóng điện từ, có cùng một tần số khi gặp nhau có thể nhận dạng được nhau. Tần số 125Khz và 900Khz là hai tần số thường được sử dụng trong RFID mà chúng ta có thể gặp.
Thiết bị RFID được cấu tạo từ 2 thành phần chính là: thiết bị phát mã đã được gắn chip và thiết bị để đọc. Thiết bị phát mã sẽ được gắn vào vật cần được nhận dạng còn thiết bị đọc sẽ được gắn anten giúp thu phát sóng điện tử. Thiết bị RFID khác nhau sẽ có mã số khác nhau và không bị trùng lặp. Khi hai thiết bị gặp nhau, tần số trùng khớp thì sẽ nhận dạng được nhau.
Nguyên lý hoạt động của RFID
Công nghệ RFID hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản, đó là: Thiết bị RFID đọc được đặt cố định ở một vị trí. Chúng sẽ phát ra sóng vô tuyến điện ở một tần số nhất định để phát hiện thiết bị phát xung quanh đó.
Nguyên lý hoạt động của RFID (Nguồn: Internet)
Khi RFID phát đi vào vùng sóng vô tuyến điện mà RFID đọc phát ra, hai bên sẽ cảm nhận được nhau. RFID phát sẽ nhận sóng điện tử, thu nhận và phát lại cho RFID đọc về mã số của mình. Nhờ vậy mà RFID đọc biết được thiết bị RFID phát nào đang nằm trong vùng hoạt động.
Bên trong thẻ chip của công nghệ RFID chứa các mã nhận dạng. Đối với thẻ 32bit có thể chứa tới 4 tỷ mã số. Khi sản xuất, mỗi một thẻ chip RFID sẽ được gắn 1 mã số hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ giúp cho RFID đọc nhận dạng chính xác mà không bị nhầm lẫn. Chính nhờ điều này giúp cho các thiết bị đã được gắn RFID mang lại độ an toàn, tính bảo mật cao.
Những công nghệ RFID phổ biến hiện nay
Công nghệ RFID được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Có thể kế đến các ví dụ sau đây:
-
Ứng dụng công nghệ trong việc chống trộm hàng hóa tại cửa hàng, siêu thị. Nếu thường xuyên đi mua hàng tại siêu thị hoặc các cửa hàng như quần áo, giày dép.. bạn sẽ thấy ở ngoài cửa có hai thanh dựng đứng. Đó chính là thiết bị RFID đọc. Còn RFID phát sẽ được gắn ở hàng hóa thông qua các dạng như mã vạch gắn trên sản phẩm hoặc những con chip nhỏ mà khi thanh toán nhân viên sẽ tháo ra. Nếu RFID phát chưa được tháo hoặc gỡ mà bạn đã cầm sản phẩm ra ngoài cửa thì RFID đọc gắn cố định sẽ phát ra tiếng kêu để người bán hàng hoặc quản lý có thể nhận dạng.
-
Ứng dụng công nghệ RFID trong khóa chống trộm xe máy. Xe máy là một tài sản lớn của con người vì vậy, việc chống trộm, bảo vệ chúng là điều cực kỳ quan trọng. Nếu để ý, bạn có thể thấy những chiếc chìa khóa xe máy hiện nay đã được thay thế bằng các loại khóa chống trộm Smart Key. Trên chìa sẽ là RFID phát và RFID đọc được gắn cố định trên xe. Khi muốn khởi động, bạn phải áp chip vào với khu vực được gắn thẻ đọc trên xe. Nếu có người muốn mở khóa, lấy trộm xe mà không có thiết bị RFID phát, xe sẽ báo động để người chủ biết.
-
Hệ thống kiểm soát ra vào tại các tòa nhà. Ở những khu vực cần có sự bảo mật cao thì người quản lý cũng sẽ sử dụng công nghệ RFID vào việc nhận dạng người ra vào. Thiết bị ứng dụng công nghệ này sẽ nhận dạng mã số và kiểm tra xem người đó có quyền ra, vào hay không.
Ứng dụng của công nghệ RFID (Nguồn: Internet)
Như vậy là bạn đã có được câu trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi RFID là gì? Việc ứng dụng công nghệ RFID ngày nay đã ngày càng phổ biến. Nếu bạn cũng muốn tăng tính bảo mật, an ninh thì có thể lắp đặt và sử dụng.