Việc giao lưu và kết nối với nhau là điều vô cùng quan trọng dù ở bất cứ thời kỳ nào. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiều thiết bị và nền tảng giúp bạn kết nối với mọi người dễ dàng hơn đã ra đời. Một trong những cái tên không thể không nhắc đến đó là WebRTC. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn khá xa lạ với thuật ngữ này. Câu hỏi WebRTC là gì sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tìm hiểu WebRTC là gì? (Nguồn: Internet)
WebRTC là gì?
WebRTC là viết tắt của từ Web Real-Time Communications. Từ này dùng để nói về tập hợp các hàm được lập trình giúp cho việc liên lạc của bạn được dễ dàng hơn. Bạn có thể liên lạc bằng âm thanh, video trong trình duyệt web mà không cần phải đăng ký tài khoản, thêm plugin hay gì cả. Ngoài ra WebRTC còn được dùng để phát triển game chơi trực tiếp trong trình duyệt và rất nhiều loại ứng dụng khác.
Nói một cách đơn giản thì WebRTC là nơi giúp bạn có thể kết nối mọi người lại với nhau dù ở bất kỳ nơi nào, thông qua video trò chuyện. WebRTC đang ở cấp độ API của W3C về mức chuẩn hóa. Đối với cấp độ giao thức thì nó đạt mức IETF. WebRTC hỗ trợ để bạn có thể sử dụng ở các trình duyệt như: Google Chrome, Opera, Mozilla Firefox, Chrome OS.
Công ty đầu tiên ứng dụng WebRTC là Ericsson (năm 2011), vào tháng 12 năm 2012 thì Chrome 23 là phiên bản đầu tiên hỗ trợ các API của WebRTC. Hiện nay WebRTC đang hỗ trợ rất tốt trên trình duyệt Chrome, Opera và Firefox.
Xem thêm: WebRTC
Cách thức hoạt động của WebRTC
WebRTC thường dùng 3 loại hàm API chính để hoạt động đó là:
- getUserMedia: Hàm này giúp cho trình duyệt có thể truy cập vào camera và microphone để tải lên hình ảnh của người dùng.
- peerConnection: Tính năng của hàm này là giúp bạn gửi và nhận dữ liệu hình ảnh cũng như giọng nói đến thiết bị của mình.
- data Channels: Cũng là hàm giúp gửi và nhận dữ liệu đến thiết bị của hai bên. Tuy nhiên không phải là hình ảnh và giọng nói.
Cách thức hoạt động của WebRTC gồm các bước như sau:
- Đầu tiên, hàm getUserMedia sẽ hoạt động giúp bạn truy cập vào micro và camera.
- Thông tin sẽ được lấy từ network và kết nối đến đích mong muốn.
- Cuối cùng, mọi dữ liệu sẽ được chia sẻ nhờ có peerConnection và data Channels.
Nghe thì bạn sẽ cảm thấy cực kỳ đơn giản nhưng để giúp kết nối và chia sẻ hình ảnh đẹp thì cũng khá phức tạp đấy nhé!
WebRTC giúp bạn kết nối nhanh chóng, an toàn (Nguồn: Internet)
Sử dụng WebRTC có an toàn không?
Bạn có thể yên tâm khi sử dụng WebRTC cho trình duyệt trên máy của mình. Vì bạn không phải đăng nhập, hay phải cài thêm bất cứ phần mềm bên ngoài nào cả. Và nó hoạt động dựa trên các hàm API do các lập trình viên sử dụng nên rất khó bị rò rỉ thông tin.
Tuy nhiên, đã có một thời gian, nhiều người khuyên nên tắt WebRTC đi vì có thể dữ liệu, thông tin của bạn đã bị ăn cắp. Tham khảo
Những vấn đề gặp phải khi sử dụng WebRTC
Dù là chương trình, phần mềm hay lập trình có hiện đại, tiên tiến đến đâu thì chắc chắn cũng sẽ gặp phải những rủi ro trong quá trình sử dụng. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra vì WebRTC vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn thiện. Như việc tài liệu chưa đầy đủ, lập trình viên gặp khó khăn đó là những vấn đề đầu tiên mà WebRTC đang gặp phải.
Vấn đề thứ 2 là chưa có sự thống nhất về chuẩn video nào sẽ được sử dụng cho WebRTC. Hiện của Google và Mozilla là VP8 và VP9. Trong khi của Microsoft thì lại là H.264 hoặc H.265, và hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này.
Ở mỗi một trình duyệt thì các hàm API của WebRTC lại được hỗ trợ khác nhau. Nếu như hai người kết nối ở hai trình duyệt khác nhau thì sẽ làm giảm đi hiệu quả hoạt động của trình duyệt. Điều này dẫn đến việc rủi ro phát sinh cao hơn và lợi ích mà WebRTC mang lại cũng sẽ giảm đi.
Mang đến sự lựa chọn mới trong việc kết nối bạn bè cho người sử dụng (Nguồn: Internet)
Như vậy là câu trả lời cho câu hỏi WebRTC là gì đã được giải thích vô cùng rõ ràng. Chắc chắn khi WebRTC thực sự hoàn thiện thì việc liên lạc giữa mọi người sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.