Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ping là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra Ping mạng và các chỉ số trong Ping

Ping (Packet Internet Grouper) công cụ tiện ích được sử dụng để xác định khả năng phân phối của các gói dữ liệu mạng tới những địa chỉ nhất định. Chỉ số Ping cho biết nguy cơ gặp lỗi trong các gói DL

Chỉ số Ping liên quan tới khả năng truyền dẫn tín hiệu giữa các máy chủ với nhau. Chi tiết hơn, Ping là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khái niệm Ping là gì?

Ping (Packet Internet Grouper) là công cụ tiện ích được sử dụng để xác định khả năng phân phối của các gói dữ liệu mạng tới những địa chỉ nhất định. Chỉ số Ping cho biết nguy cơ gặp lỗi trong các gói dữ liệu hay tình trạng lỗi mạng khi kết nối giữa hai thiết bị với nhau. Ngoài ra, Ping còn được dùng để đo độ trễ khi truyền tín hiệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng.

Người sáng tạo ra Ping chính là Mike Muuss

Khi nào dùng Ping?

  • Ping là công cụ bảo mật khá quan trọng đối với các lập trình viên. Người ta thường sử dụng lệnh Ping nhằm khắc phục các sự cố kết nối mạng trên nền tảng hệ điều hành Windows.
  • Mục đích của lệnh này là thu hẹp phạm vi các nguyên nhân gây nên sự cố kết nối PC từ các cửa sổ nhắc dòng lệnh (CL). Ngoài ra, Ping còn giúp phân biệt các trạng thái nhất định của mạng nhằm hỗ trợ khắc phục các sự cố mạng thông thường.
  • Ping để kiểm tra sự cố kết nối mạng

ping-la-gi-voh.com.vn-1

Cách thức hoạt động của Ping như thế nào?

Ping thực hiện bằng cách gửi gói tin ICMP đến máy kia và lắng nghe trả lời.

Ví dụ máy của bạn có IP là 165.46.1.87 các bạn PIng tới máy B có IP là 165.46.1.1 thì từ máy của các bạn sẽ truyền một gói tin ICMP Echo Request đến máy B.

Sau khi máy B nhận được gói tin sẽ gửi một gói tin ICMP Echo Reply cho máy A

Chỉ số Ping ổn định là bao nhiêu?

Ping bao gồm hai chỉ số cơ bản là Time và TTL (Time to Live).

  • Time (ms): Chỉ số này biểu thị khả năng truyền dữ liệu giữa các thiết bị với nhau. Chỉ số Time thấp đồng nghĩa với việc tín hiệu truyền đi nhanh, mạng đang hoạt động một cách ổn định.
  • TTL (Time to Live): Chỉ số Hop (Router, Gateway) biểu thị các thông tin liên quan tới khả năng truyền dữ liệu và phản hồi. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp ngăn chặn sự trùng lặp các gói ICMP giữa các Host trên Internet khi truyền dẫn. Chỉ số TTL càng cao, chỉ số Hop khi truyền tín hiệu càng bé, thời gian càng thấp, độ trễ được giảm đáng kể khiến đường truyền ổn định.

Thông qua hai chỉ số này, chúng ta có thể biết được chỉ số Ping ổn định là bao nhiêu. Nếu chỉ số Time thấp có nghĩa là mạng của bạn đang vận hành rất tốt, hầu như không có độ trễ. Ngược lại, nếu Time cao có nghĩa là mạng của bạn đang bị chậm, phản hồi lâu hơn so với bình thường. Tình trạng Request Time Out xuất hiện đồng nghĩa với việc kết nối mạng của bạn bị gián đoạn tạm thời.

  • Khi Ping tới những máy chủ nước ngoài: Chỉ số Ping với Time từ 60ms tới 100ms là nằm trong khoảng chấp nhận được. Nếu cao hơn 500ms có nghĩa là đường truyền quốc tế của mạng bạn sử dụng đang gặp phải các vấn đề như đứt cáp quang biển, virus, lỗi mạng...
  • Khi Ping tới máy chủ trong nước: Đối với hệ thống máy chủ trong nước, chỉ số Ping ổn định là dưới 30ms. Nếu Time dưới 10ms có nghĩa là mạng của bạn đang hoạt động khá nhanh và tốt.

Hướng dẫn cách kiểm tra Ping trên máy tính

Để kiểm tra Ping, trước tiên bạn cần nắm được cách vận hành của chúng. Việc xem xét chỉ số Ping thường dựa trên 3 bước cơ bản như sau:

  • Máy tính A gửi một gói tin tới máy tính B.
  • Máy tính B nhận gói tin mà máy tính A đã truyền gửi.
  • Máy tính B phản hồi lại gói tin được nhận từ máy tính A.

Dựa trên nền tảng này, bạn sẽ sử dụng lệnh Ping để Ping IP 204.228.150.3 thông qua Hub và Router truyền tới một máy chủ khác. Khi máy chủ đã tiếp nhận lệnh thành công, máy tính của bạn sẽ nhận được phản hồi bằng lệnh Pong. Khoảng thời gian giữa hai lần gửi tin và phản hồi được thu thập lại để kiểm tra. 

Để Ping mạng, đầu tiên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ CMD trên máy tính của mình. Trong cửa sổ này, hãy gõ vào dòng lệnh với nội dung như sau để thực hiện kiểm tra:

  • Ping mạng FPT: ping 210.245.31.130 -t 
  • Ping mạng Viettel: ping 203.113.131.1 -t
  • Ping mạng VNPT: ping 203.162.4.190 -t
  • Ping đến các website: Tên website -t

pnig-la-gi-voh.com.vn-2

Đây là ví dụ của một lệnh Ping

Các trường hợp xảy ra khi Ping

  • Ping thành công sẽ nhận được thông báo Reply from kèm địa chỉ IP máy Ping tới

Ý nghĩa các thông số trong Ping như sau:

  1. Bytes 32: Kích thước gói ICMP
  2. Times = 30ms: Là thời gian hồi đáp
  3. TTL = 247 (time to live) Thời gian tồn tại gói tin ICMP, hết thời gian này gói tin sẽ tự hủy.
  • Trường hợp Ping thất bại, sẽ nhận được thông báo request time out và destination host unreachable. Nguyên nhân Ping thất bại do:
  1. Cáp mạng gặp vấn đề
  2. Nghẽn mạng hoặc phần cứng có lỗi
  3. Bị tường lửa máy đích chặn (muốn ping được thì máy đích cần cho phép ping)
  • Chỉ số Ping không ổn định. Nguyên nhân do gói mạng kém chất lượng (lúc time out lúc reply)
  • Trường hợp nhận được thông báo Transmit Failed do bạn cấu hình IP không chính xác.

Có thể nói rằng Ping là chỉ số khá quan trọng liên quan tới việc truyền dẫn dữ liệu Internet giữa các máy chủ với nhau. Chỉ số Ping với độ trễ càng thấp thì hiệu quả chuyển đổi thông tin càng cao. Hy vọng rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã hiểu hơn về Ping để tránh các bối rối trong quá trình sử dụng!

Firmware là gì? Có nên nâng cấp Firmware hay không? Firmware thuật ngữ được nhiều người nhắc đến khi đề cập tới các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh kĩ thuật số... Vậy Firmware là gì, vai trò của nó như thế nào đối với các thiết ...
SSL là gì? SSL có quan trọng với website hay không? SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra.
Bình luận