Chờ...

Firmware là gì? Có nên nâng cấp Firmware hay không?

Firmware thuật ngữ được nhiều người nhắc đến khi đề cập tới các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh kĩ thuật số... Vậy Firmware là gì, vai trò của nó như thế nào đối với các thiết bị điệ?

Firmware thuật ngữ được nhiều người nhắc đến khi đề cập tới các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh kĩ thuật số... Vậy Firmware là gì, vai trò của nó như thế nào đối với các thiết bị điện tử? Tại sao cần nâng cấp Firmware? Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Firmware là gì?

Firmware là một phần mềm đặc biệt được cài đặt trong ổ cứng của thiết bị. Thông thường nó nằm trong EPROM hoặc ROM, và ít bị thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. Trường hợp thay đổi Firmware khi người dùng muốn bổ sung thêm nhiều tính năng hoặc khắc phục lỗi.

firmware-la-gi-1

Vai trò của Firmware

Firmware đóng vai trò là một chương trình máy tính đặc biệt để điều khiển các thấp các thiết bị. Có thể kể đến một số thiết bị điện tử dưới sự điều khiển của Firmware như là máy tính bỏ túi, điều khiển tivi, bộ điều khiển từ xa,…Thông qua các công cụ phương tiện đó là bàn phím, thẻ nhớ, màn hình, Firmware có thể thực hiện việc điều khiển các thiết bị một cách thuận lợi. Với những thiết bị này, chỉ cần có Firmware là chúng đã có thể hoạt động bình thường.

Bên cạnh những thiết bị cấp thấp, Firmware cũng góp mặt vào một số thiết bị cấp cao phức tạp hơn như điện thoại di động, camera, máy tính…Lúc này thì Firmware cần tới sự hỗ trợ của phần mềm mới có thể hoạt động được.

Hầu hết mọi thiết bị hiện nay từ đơn giản đến phức tạp đều phải có Firmware để hoạt động như điện thoại, máy tính, điều khiển, máy giặt, xe hơi,…Tùy từng thiết bị cụ thể, nhà sản xuất sẽ quy định mức độ tác động của người dùng tới Firmware.

Có nên nâng cấp Firmware?

Có nên nâng cấp Firmware là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Thông thường Firmware  được cập nhật khi thuộc các trường hợp sau đây:

Trường hợp thiết bị bạn sử dụng đang trong trạng thái ổn định, và bạn chưa muốn cập nhật thêm bất kì một tính năng mới nào, thì bạn có thể đợi sau 2 tuần rồi quyết định.

Còn trường hợp thiết bị có quá nhiều lỗi, thiều ổn định thì nâng cấp Firmware là lựa chọn hiển nhiên và duy nhất. Hầu hết nhà sản xuất sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng và lường trước các trường hợp xảy ra nếu nâng cấp. Tuy nhiên, sẽ có những sai sót nhất định trong tính toán và bạn có thể bị mất toàn bộ dữ liệu sau khi đã nâng cấp Firmware. Vì vậy hãy đảm bảo rằng sao chép đầy đủ bằng thao tác sao lưu phần mềm.

Sau khi nâng cấp, nếu không may mắn, bạn sẽ thấy thiết bị của mình không khắc phục được hết những lỗi mà nhà sản xuất cam kết. Đừng lo lắng, hãy tra cứu thông tin trên mạng để xem những người khác có cùng tình trạng với mình hay không. Nếu thuộc trường hợp số ít thì hãy formart lại toàn bộ thiết bị sau đó cập nhật phiên bản Firmware mới nhất.

Như vậy, nâng cấp Firmware cũng có mặt lợi và hại, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định. Tốt nhất là tham khảo những người đã từng nâng cấp xem có vấn đề gì không.

Sự khác nhau giữa Firmware và Software là gì?

firmware-la-gi

Giữa Firmware và Software không có sự phân biệt rõ ràng. Sự khác nhau chủ yếu giữa chúng đó là vai trò và tác động của người dùng. Firmware thực chất là một loạt các Software.

Firmware: Firmware là phần mềm hệ thống được nhà sản xuất nạp cố định trong bộ nhớ chỉ đọc ra mà không có bất kì tác động nào khác. Những bộ nhớ lưu trữ Firmware là bộ nhớ không ổn định ao gồm Eprom, Rom, bộ nhớ flash. Bạn sẽ không thể trực tiếp chỉnh sửa hay cải biến gì với Firmware. Chỉ có nhà sản xuất hoặc phần mềm hỗ trợ mới có khả năng làm được điều đó.

Chính đặc điểm về tần suất cập nhật này là nét khác biệt điển hình giữa Firmware và Software. Hầu hết nhà sản xuất không cho phép người dùng cập nhật Firmware. Bởi khi tác động vào Firmware có thể gây xung đột và ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

Những trường hợp người dùng không được quyền truy cập hay tác động tới Firmware đó là thiết bị điện tử tiêu dùng, ổ đĩa quang học, đĩa cứng…Bởi những sự tác động không cần thiết có thể làm hỗn độn Firmware, thiết bị rất dễ ngừng hoạt động. Một số trường hợp đặc biệt như các thiết bị cấp cao trên máy tính BIOS, điện thoại thông minh…thì người dùng có thể cập nhật và chỉnh sửa.

Software: Software là phần mềm máy tính chứa các tiện ích, ứng dụng, chương trình có thể cải biến, thay đổi hoặc chỉnh sửa. Giao diện Software cho người dùng sử dụng hoàn toàn được chạy và cài đặt trực tiếp trên thiết bị, bạn có thể thấy nó và thực hiện trên đó những thao tác không thể thực hiện được với Firmware.

Đối với Software, bất kì ứng dụng tiện ích nào bạn cũng có thể cập nhật mà không cần phải đợi sự cho phép từ nhà sản xuất. Tần suất cập nhật nhiều hơn so với Firmware.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Firmware cũng như sự khác biệt giữa Firmware và Software để tránh nhầm lẫn!