Chờ...

Tỷ lệ cài đặt phần mềm "lậu" của Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực

(VOH) - Việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp và không có bản quyền không chỉ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà có dấu hiệu của nguy cơ bị tấn công mã độc.

Hiện tỷ lệ cài đặt phần mềm không bản quyền của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực cộng đồng trí thức và giáo dục.

Năm 2017, khi thanh tra 63 doanh nghiệp tại Việt Nam, kiểm tra gần 2.500 máy tính, trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính là 1,65 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước.

Riêng đầu năm 2018, Thanh tra Bộ tiếp tục tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng.

Những thông tin trên được nêu tại tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền Sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) diễn ra sáng 20/4 tại TPHCM.

Phần mềm lậu 

Bà Lê Thị Vân Anh – Trưởng phòng Pháp luật hình sự, Bộ Tư pháp trình bày về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và tội phạm liên quan đến Sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong đó có thực thi bằng biện pháp hình sự là một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và là nội dung được đặc biệt nhấn mạnh bởi các đối tác phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Đặc biệt, các nước phát triển có xu hướng “hình sự hóa” các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng cách mở rộng đối tượng áp dụng biện pháp thực thi hình sự, không chỉ nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan mà cả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Theo bà Lê Thị Vân Anh – Trưởng phòng Pháp luật Hình sự, Bộ Tư pháp, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi phạm tội phải đồng thời vi phạm gồm cả bốn điều kiện: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và Hành vi phạm tội chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh.

Xem thêm: Việt Nam đứng đầu thế giới về lượng máy tính công nghiệp bị tấn công mạng