Ứng dụng mới giúp chống nạn buôn bán động vật hoang dã

(VOH) - Các nhà bảo tồn của Sở thú Chester, Vương Quốc Anh đã phát triển thành công ứng dụng điện thoại thông minh mang tên Widelife Witness cho phép mọi người gửi hình ảnh và dữ liệu những hành động mua bán trái phép động vật hoang dã để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật.

Ứng dụng được phát triển bởi Hội Bảo tồn Úc Taronga đồng hợp tác Mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã Traffic.

Màn hình giao diện Ứng dụng Widelife Witness. Ảnh GooglePlayApp.

Phát minh này nằm trong một chiến dịch toàn cầu kêu gọi yêu cầu công chúng để giúp giải quyết vấn đề buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn thế giới. 

Trọng tâm phát triển ứng dụng là khu vực Đông Nam Á, trung tâm “nóng” của hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đề án cũng sẽ được Sở thú Chester xem xét mở rộng trên khắp châu Âu, sau khi thử nghiệm thành công tại Sở thú San Diego, Mỹ.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã sẽ bị kết tội hình sự, tương tự buôn bán ma túy, vũ khí và buôn người. Ảnh BBC.

Ông Scott Wilson, người đứng đầu chương trình tại vườn thú Chestercho biết các vườn thú có một vai trò quan trọng trong đề án này, chúng tôi muốn mọi người điều có thể tiếp cận và tham gia bảo vệ các động vật hoang dã. Thay vì chỉ bày tỏ cảm xúc với tội ác của kẻ buôn lậu, ứng dụng cho phép người dùng thực sự được tham gia và hành động. 

Ông nhận xét: "Thật đáng buồn, động vật hoang dã đang săn lùng và bị giết trên toàn thế giới, chúng bị đem ra mua bán vì các mục đích hoang đường như một loại thuốc truyền thống, thực phẩm cao cấp, thức ăn trong nhà hàng sang trọng, những mặt hàng thời trang đắt tiền hoặc bị bắt nuôi như thú cưng”.

”Nếu mọi người đang đi du lịch hoặc đang đi nghỉ và nhìn thấy ai đó trao đổi ngà voi hoặc một cú gấu và nghi ngờ là bất hợp pháp, họ có thể ghi lại nó bằng ứng dụng này và các dữ liệu sẽ tự động chuyển thẳng đến Mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã Traffic”, ông Wilson nói.

Liên Hợp Quốc cho biết bất chấp những nỗ lực ngăn chặn từ cộng đồng, những lò giết mổ động vật hoang dã phục vụ mục đích thương mại vẫn hoạt động và có chiều hướng gia tăng, dấy lên lo ngại về khả năng tuyệt chủng của các con vật mang tính biểu tượng như hổ và tê giác... Mỗi năm, những kẻ buôn lậu kiếm được hàng tỷ bảng Anh từ hoạt động buôn bán trái phép này.

Trung Quốc là quốc gia có thị trường chợ đen hoạt động mạnh nhất trên thế giới  với các mặt hàng là bộ phận cơ thể các động vật hoang dã. 

Các nhà nghiên cứu cho biết hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp tăng gấp đôi kể từ năm 2007, đạt mức giá 2.205 đô la/kg tại Bắc Kinh. Sừng tê giác có giá 66.000 đô la mỗi chiếc, mắc hơn cả giá vàng và bạch kim.

Các Cơ quan phòng chống tội phạm cho biết đang xem xét để đưa ra mức án hình sự đối với kẻ buôn lậu động vật hoang dã và chịu tội tương tự tội danh buôn bán ma túy, vũ khí và buôn người.