Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cùng lúc các mạng máy tính trong một khu vực nhất định, WLAN đã ra đời. Đối với dân công nghệ thông tin VLAN là khái niệm rất quen thuộc. Tuy nhiên nhiều người lại không biết VLAN là gì. Để có thể hiểu sâu hơn về chủ đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
VLAN là gì ?
Để có thể làm rõ khái niệm VLAN là gì, trước hết chúng ta phải hiểu về thuật ngữ LAN. LAN là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Local Area Network. Đây là khái niệm để chỉ về mạng máy tính nội bộ trong đó cho phép các thiết bị thực hiện các công việc và chia sẻ thông tin. Để thực hiện việc kết nối giữa các thiết bị, con người sẽ sử dụng sợi cáp LAN hoặc wifi sử dụng trong một phạm vi giới hạn.
Theo đó các chuyên gia công nghệ thông tin định nghĩa VLAN chính là một mạng LAN ảo. Xét về mặt kỹ thuật, VLAN có thể hiểu đơn giản là miền quảng bá được tạo nên từ các Switch. VLAN cho phép người dùng tạo lập các mạng LAN riêng biệt trong một tầng kiến trúc hạ tầng. Nhờ đó, con người có thể quản lý và giám sát một cách dễ dàng mạng cục bộ.
VLAN là miền quảng bá được tạo nên từ các Switch
Có bao nhiêu loại VLAN ?
Con người phân VLAN thành 2 loại cụ thể đó là: Static VLAN và Dynamic VLAN. Dưới đây là những thông tin cụ thể về 2 loại VLAN này:
Static VLAN ( VLAN tĩnh )
Các Static VLAN được cấu thành thông qua việc kết nối các cổng Switch vào VLAN. VLAN tĩnh hoạt động giống như một thiết bị nào đó kết nối với mạng và nó tự công nhận mình là VLAN của cổng đó. Nếu người dùng muốn thay đổi các cổng và truy cập vào VLAN cục bộ thì cần phải nhờ sự trợ giúp của quản trị viên. Quản trị viên sẽ giúp khai báo công với VLAN, lúc này người dùng mới có thể kết nối được.
VLAN tĩnh được tạo nên từ việc kết nối các cổng Switch vào VLAN
Dynamic VLAN (VLAN động)
Dynamic VLAN được tạo thành từ việc sử dụng những phần mềm tiêu biểu như Cisco Work 2000. Người sử dụng sẽ dùng VLAN Management Policy Server để đăng nhập vào các cổng của Switch để liên kết tới VLAN tự động. Để thực hiện kết nối này cần phải có địa chỉ MAC nguồn của các thiết bị. Quá trình Dynamic VLAN hoạt động truy vấn thông tin trên VMPS của các VLAN khác.
Dynamic VLAN truy vấn dữ liệu trên VMPS
Lợi ích của VLAN
VLAN có lợi ích vô cùng to lớn cho người sử dụng. Nhờ mạng VLAN giúp tăng khả năng bảo mật, đảm bảo mạng Internet load nhanh hơn. Đồng thời giúp công việc thêm hoặc bớt máy tính vào VLAN một cách đơn giản và dễ dàng. Mục đích của việc sử dụng VLAN là giúp người dùng quản trị mạng một cách logic và tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên.
Khi nào cần sử dụng VLAN?
VLAN cần sử dụng khi xảy ra các trường hợp sau đây:
- Trong mạng LAN, hệ thống máy tính kết nối ở mức trên 200 máy
- Lưu lượng quảng bá của người dùng mạng LAN đã vượt quá mức quy định
- Người sử dụng mong muốn gia tăng thêm tính bảo mật của các nguồn thông tin trong quá trình làm việc nhóm
- Quá trình chạy dữ liệu mạng quá chậm do số lượng tin quảng bá quá nhiều
- Trong công việc nhóm, đòi hỏi người dùng phải sử dụng một miền quảng cáo cho một ứng dụng nhất định
- Sử dụng VLAN khi người dùng muốn chuyển đổi Switch đơn sang Switch ảo.
Mạng VLAN được sử dụng nhằm gia tăng tính bảo mật dữ liệu
Làm thế nào để tạo VLAN?
Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc tạo nên 1 VLAN được thực hiện rất thường xuyên. Tạo VLAN giúp người quản trị mạng dễ dàng giám sát và điều khiển hoạt động của từng bộ phận. Để tiến hành tạo một VLAN trên Router, bạn cần thực hiện theo các bước được nêu dưới đây:
Bước 1: Người dùng phải xác định xem mình cần cấu hình VLAN nào vào bên trên Router
Bước 2: Thực hiện liên kết các thiết bị với nhau qua cổng interface đã chuẩn bị từ trước
Bước 3: Tiến hành tạo các VLAN trên Router theo thứ tự từ trên xuống và gán VLAN cho từng interface
- Cấu hình Switch
- Cấu hình Hostname
- Cấu hình VLAN
Bước 4: Dùng lệnh Access# show VLAN brief để kiểm tra Switch Access bằng cách. Đồng thời kiểm tra cấu hình trên Switch bằng cách thực hiện lệnh “show running-config Access#show running-config”
Bước 5: Công việc cuối cùng là cấu hình Default Gateway cho VLAN. Sau khi thực hiện xong có nghĩa là bạn đã tạo được VLAN trên Router.
Mô hình cấu tạo nên VLAN
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc khái niệm VLAN là gì. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Để có thể khám phá thêm những thông tin công nghệ mới mẻ khác, nhớ đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Nguồn hình: Internet
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Virtual_LAN