Từ khi được khai sinh tại Mỹ vào năm 1960 thì server ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là doanh nghiệp. Bởi lẽ bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có riêng một hệ thống thông tin để quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của mình. Vậy bạn có biết server là gì và các loại server khác nhau như thế nào không? Đừng quên đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Server là gì?
Để trả lời được câu hỏi server là gì thì chúng ta cần phải hiểu server chính là máy tính chủ. Muốn máy chủ này có thể xử lý dữ liệu và liên kết với các máy tính khác bạn cần kết nối với mạng internet, cài đặt phần mềm, có IP tĩnh. Như vậy, server vượt trội hơn một máy tính bình thường chính ở năng lực lưu trữ, xử lý thông tin dữ liệu và bao gồm nhiều tính năng hơn.
Server có tính năng lưu trữ và xử lý thông tin
Có bao nhiêu loại server?
Hiện nay có tất cả 3 loại server điển hình như VPS, Cloud Server, Dedicated Server. Chúng ta có thể tìm hiểu nhanh về các loại máy chủ thông qua bảng so sánh chi tiết sau:
Tiêu chí |
VPS |
Cloud Server |
Dedicated Server |
Khái niệm |
VPS dùng để chia tách máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo bằng việc sử dụng công nghệ ảo hóa. |
Cloud Server là việc ảo hóa những ứng dụng và tài nguyên nhằm cung cấp cho người dùng khả năng xử lý dữ liệu không giới hạn. |
Đây là dạng máy chủ vật lý được chạy trên phần cứng và nhiều thiết bị khác như RAM, CPU, HDD, card mạng. |
Tài nguyên |
Các máy chủ áo hoạt động tương tự như tính năng của máy gốc. Tuy nhiên, tài nguyên mà nó sử dụng là được chia sẻ từ máy chủ vật lý. |
Server này lấy tài nguyên thông qua việc hóa trên internet. Vì vậy máy chủ này có thể sử dụng các tài nguyên một cách linh động và nhanh chóng. |
Tài nguyên của Dedicated Server hoàn toàn độc lập, riêng biệt và không chia sẻ với bất kỳ ai khác. |
Hiệu năng |
Nếu sử dụng máy chủ vào giờ cao điểm thì rất dễ bị treo khiến VPS ngưng hoạt động. |
Vì mọi dữ liệu đều được lưu trữ trên Cloud Storage nên khi server vật lý gặp lỗi thì máy chủ ảo của bạn vẫn hoạt động bình thường. Điều này có được là nhờ có cơ chế đồng bộ dữ liệu. |
Hiệu suất làm việc cao, email ổn định, an toàn và người dùng có toàn quyền quản trị. |
Khả năng nâng cấp |
Có thể nâng cấp tài nguyên nhưng còn phụ thuộc vào server vật lý. |
Nâng cấp và hạ cấp vô cùng linh hoạt tùy vào nhu cầu sử dụng. |
Có thể nâng cấp nhưng khá phức tạp vì bạn phải mua phần cứng chuyên dụng và có nguy cơ bị downtime khi nâng cấp. |
Chi Phí |
Chi phí vừa phải. |
Chi phí tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ của người dùng. |
Chi phí cao hơn những loại server khác. |
Quản trị |
Bạn sẽ có toàn quyền quản trị server ảo này. |
Muốn quản trị được server này cần phải có kỹ năng và kiến thức. |
Người dùng có thể cài đặt, thay đổi cấu hình và quản trị máy chủ. |
Có 3 loại server điển hình đang được sử dụng để phục vụ việc quản trị dữ liệu
Vai trò của máy chủ (server)
Nhiệm vụ của máy chủ là cung cấp dữ liệu và gửi phản hồi cho các khách hàng nếu máy chủ nhận được một yêu cầu từ họ. Máy chủ này có thể hoạt động liên tục và chỉ bị tắt nếu có bảo trì hoặc sự cố xảy ra. Theo đó, người dùng sẽ nhận được những lợi ích sau khi sử dụng máy chủ:
- Dữ liệu sẽ luôn an toàn tối đa nhờ việc sử dụng server.
- Bạn chỉ cần nâng cấp mình máy chủ thay vì phải thực hiện trên tất cả máy con.
- Người dùng có quyền cài đặt cấu hình và thay đổi cấu hình dễ dàng.
- Dễ dàng phân quyền trên hệ thống.
- Dữ liệu của người dùng sẽ được đồng bộ và sao lưu dễ dàng.
- Chi phí vận hành của hệ thống thông tin sẽ được giảm thiểu.
- Người dùng có thể quản trị trực tiếp hoặc từ xa đều được.
Nhờ server mà dữ liệu trong hệ thống thông tin có thể đồng bộ và được xử lý dễ dàng hơn
Mong rằng những thông tin trên mà chúng tôi mang đến trong bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi server là gì cũng như hiểu rõ hơn về các loại server điển hình nhất hiện nay. Đây quả là giải pháp quản trị hoàn hảo các doanh nghiệp nên sử dụng.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_ch%E1%BB%A7
Nguồn ảnh: Internet