Tia UV là gì?
Tia UV hay tia tử ngoại, tia cực tím (tiếng Anh là Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo nghiên cứu, tia UV (tia cực tím) được chia làm 3 loại:
Tia UV gồm có 3 loại, trong đó tia UVC chỉ xuất hiện ở khu vực vị thủng tần ozon (Nguồn: Internet)
- Tia UVC: Tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm (nanometer), đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.
- Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn một chút (khoảng 280 đến 315 nm) và năng lượng thấp hơn vùng tia UVC.
- Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng thấp hơn vùng tia UVB và UVC (có bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380 nm).
Tia UV có ở đâu?
Tia UV tồn tại ở mọi thời điểm trong ngày kể cả khi trời âm u có mây, mưa. Mặt trời tỏa ra tia cực tím UVA, UVB và UVC nhưng bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng tia UVA. Bản thân tầng ozone được tạo ra nhờ phản ứng hóa học có sự tham gia của tia UVC.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số UV cao nhất là 11+ với thời gian gây bỏng là 10 phút. Với mức UV 8 – 10, thời gian gây bỏng là 25 phút. Từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời điểm ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím (tia UV), đặc biệt là tia UVA và UVB.
Tia UV có tác hại gì?
Tia UV (tia cực tím) giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydrocholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, với liều lượng vừa phải tia tử ngoại được dùng có thể kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.
Tuy nhiên, so với lợi ích thì tác hại của tia UV lại chiếm phần hơn. Trong 3 loại tia UV thì tia UVA có thể xuyên qua mây mù và không khí gây lão hóa da, tia UVB là tia nguy hiểm, có khả năng gây bỏng nặng và ung thư da. Còn với tia UVC nó được mệnh danh là “tia hủy diệt” vì nó tàn phá nặng nề đến cơ thể các sinh vật sống, tuy nhiên tia UVC chỉ xuất hiện ở những khu vực bị thủng tầng ozone và nước ta may mắn không nằm trong số đó.
Theo PGS Lê Hữu Doanh (PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương), tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và tiến triển thành ung thư tế bào gai.
Ngoài ta, các biểu hiện khác do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chứa tia UV phổ biến là bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da hoặc nặng hơn là ung thư da.
Khoảng hơn 90% các dấu hiệu ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng như đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ.
Do tia UV có thể tác động xấu đến sức khỏe và gây hại cho da nên mỗi người chúng ta cần biết cách phòng tránh cho mình, hạn chế tối đa việc để da tiếp xúc trực tiếp với tia UV.
Những cách hạn chế tác hại của tia UV
Dưới đây là những biện pháp có thể giúp bạn tránh được những tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là làn da của mình.
-
Hạn chế ra đường
Tia UV có cường độ mạnh nhất từ 10 giờ đến 15 giờ trong ngày, vì vậy hãy hạn chế tối đa ra đường vào thời điểm này.
-
Sử dụng các trang phục có tính năng chống tia UV
Luôn che chắn cẩn thận khi đi dưới nắng nóng (Nguồn: Internet)
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại trang phục giúp chống lại tia UV như áo khoác chống tia UV, mũ chống tia UV, kính chống tia UV,…Nếu công việc bắt buộc bạn phải thường xuyên ở ngoài trời thì hãy sử dụng các loại trang phục này để che chắn vùng da cẩn thận, tránh bị tia UV chiếu trực tiếp vào da.
Nếu không thể mua những loại trang phục này thì cần thiết bạn phải mặc quần dài, áo dài tay, áo chống nắng, đội nón rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm,…khi đi ra đường giữa trưa.
-
Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Chỉ số SPF càng cao thì bảo vệ càng được lâu, nhưng hãy lưu ý rằng nếu quá cao sẽ gây kích ứng da.
Bạn nên thoa kem chống nắng 20 – 30 phút trước khi đi ra ngoài và sau 2 giờ phải thoa lại.
-
Bảo vệ trẻ khỏi tia UV
Tắm nắng cho trẻ là hình thức cung cấp vitamin rất tốt, tuy nhiên các bậc phụ huynh chỉ nên tắm nắng cho trẻ trước 8 giờ sáng và sau 17 giờ chiều. Hạn chế cho trẻ chơi đùa ngoài nắng hoặc ra đường lúc giữa trưa. Khi buộc phải ra ngoài, cần che chắn, thoa kem chống nắng cho trẻ như người lớn.
Tài liệu tham khảo:
- Trang Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở
- Trang news.zing.vn
- Trang vnexpress.net