4 loại thực phẩm không thể dùng trong lò vi sóng!

(VOH) – Cần cẩn thận với thực phẩm quay trong lò vi sóng, chú ý các vấn đề như hàm lượng natri trong thực phẩm hay dễ mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Bạn đã từng nghe: Ăn ít thức ăn hâm nóng bằng lò vi sóng, khi dùng lò vi sóng hâm nóng thức ăn cần đứng xa nó để tránh bức xạ gây ung thư? Trên thực tế, những nhận định này không đúng. 

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lò vi sóng không gây ung thư, thay vì lo lắng bức xạ của lò vi sóng, bạn nên cẩn thận hơn với những thực phẩm dễ cháy nổ khi sử dụng lò vi sóng và đề phòng nguy cơ mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm do hâm nóng nhiều lần trong lò vi sóng.

4 loại thực phẩm không thể dùng trong lò vi sóng! 1
Ăn thức ăn hâm nóng bằng lò vi sóng không gây ung thư.

4 nguy cơ thực phẩm mất chất dinh dưỡng hâm nóng bằng lò vi sóng 

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan-Trung Quốc Gao Minmin cho biết, trên thực tế, lượng bức xạ trong lò vi sóng rất thấp và nó hoàn toàn là giải phóng nhiệt năng nên sẽ không tồn đọng trong thực phẩm. Thay vào đó, cần cẩn thận với thực phẩm quay trong lò vi sóng, chú ý các vấn đề như hàm lượng natri trong thực phẩm hay dễ mất chất dinh dưỡng của thực phẩm. 

Nói cách khác, số lần sử dụng lò vi sóng hay khi sử dụng lò vi sóng có đứng gần nó hay không, ...... thực tế sẽ không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, mặc dù lò vi sóng không gây ung thư nhưng có 4 nguy cơ cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng.

1. Hâm nóng nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn

Việc hâm nóng nhiều lần sẽ không chỉ sản sinh ra vi khuẩn mà còn làm mất đi chất dinh dưỡng của thức ăn làm nóng. Khuyến cáo chỉ nên hâm nóng một lần.

2. Các thức ăn để qua đêm rất dễ bị hư hỏng

Không để thức ăn đã ăn qua đêm để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn do nước bọt gây ra. Khuyến cáo nếu bạn muốn để dành làm thành những phần ăn tiện lợi thì tốt nhất nên đóng gói riêng những thức ăn này thành nhiều phần khác nhau trước khi ăn.

3. Thời gian hâm nóng trong lò vi sóng quá lâu

Khi hâm nóng thức ăn, nó phải được làm nóng hoàn toàn, bởi vì hâm nóng giúp thức ăn được tiệt trùng và nên hâm nóng thức ăn trên 70 ° C thì hiệu quả tiệt trùng cao hơn. Tuy nhiên, nếu thời gian hâm nóng trong lò vi sóng quá lâu, thức ăn có thể bị khô cứng và ngược lại nếu thời gian hâm nóng quá ngắn, thức ăn sẽ không được làm nóng hoàn toàn và không được tiệt trùng hiệu quả. Khuyến nghị bạn nên chú ý hơn đến thời gian hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

4. Màng bọc nhựa thực phẩm

Trước khi cho vào lò vi sóng, nên loại bỏ các bao bì nhựa đóng gói thức ăn, chẳng hạn như màng bọc nhựa thực phẩm, nắp nhựa,…để tránh vô tình nuốt phải chất dẻo vào bụng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là bao bì nhựa của các cửa hàng tiện lợi thường không có mối lo ngại về độ an toàn và có thể được cho vào lò vi sóng trực tiếp.

4 loại thực phẩm tuyệt đối không nên dùng lò vi sóng đề phòng cháy nổ

Chuyên gia Gao Minmin cũng lưu ý chúng ta các loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng bao gồm:

Thực phẩm đóng gói kín: Chẳng hạn như thực phẩm chưa mở đóng gói hoặc bọc nhựa.

Thực phẩm đựng trong hộp bao bì bằng kim loại: chẳng hạn như hộp đựng thức ăn trưa bằng sắt hoặc hộp đựng thực phẩm bằng kim loại, bộ đồ ăn bằng kim loại, đồ hộp,…

Trái cây có vỏ: Không nên cho trái cây có vỏ như nho vào lò vi sóng.

Thực phẩm có vỏ: Chẳng hạn như trứng có vỏ hoặc cả quả trứng luộc chín.