Tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta được kết nối với nhau. Đó là lý do giải thích tại sao khi có điều gì bất thường xâm nhập vào, một thông điệp sẽ được gửi đến các bộ phận khác của cơ thể như một dấu hiệu cảnh báo.
Sau đây là một số thủ thuật nhỏ giúp bạn có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
1. Tự kiểm tra sức khỏe của tóc
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một cốc nước rồi nhổ vài sợi tóc và nhẹ nhàng thả vào đó. Tóc khỏe sẽ đặc ruột và nổi lên trên, còn tóc hư tổn ruột sẽ xốp và dễ bị thấm chất lỏng nên nhanh chóng chìm xuống đáy.
Để khắc phục tóc có độ xốp cao, bạn nên ưu tiên sử dụng loại dầu gội phù hợp, bôi dầu dưỡng tóc để tăng cường độ ẩm. Đồng thời sử dụng thêm dầu xả và kem ủ tóc để phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp massage da đầu vào thói quen gội đầu hàng tuần của mình.
2. Đường ngang trên cổ
Phụ nữ sau khi mãn kinh sản xuất ít estrogen hơn nhu cầu của cơ thể nên độ bền của xương khó duy trì như còn trẻ. Nếp nhăn ở cổ là một dấu hiệu điển hình cho thấy xương đang trở nên giòn và xốp hơn. Điều này đồng nghĩa là nguy cơ gãy xương cao hơn nhiều. Lúc này, bạn cần bổ sung canxi và vitamin D để tránh loãng xương trong giai đoạn này.
Ngoài ra, nếp nhăn ở cổ cũng là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Nếu có bệnh và bệnh đang trở nên tồi tệ hơn nhưng không được điều trị kịp thời, các nếp gấp sẽ bắt đầu xuất hiện trên cổ và các vùng khác.
3. Vết loét trên miệng và lưỡi
Ngoài các nguyên nhân như hút thuốc, dị ứng, vô tình cắn vào lưỡi và bị viêm… cơ thể thiếu hụt vitamin B12, sắt hoặc folate cũng khiến cho vết loét trên miệng và lưỡi xuất hiện. Những vết loét này không phát triển nhanh trong một sớm một chiều mà phát triển dần trong một thời gian dài.
Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng này có thể gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim không đều và yếu cơ. Nếu cơ thể bạn đang gặp phải các điều này, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và bắt đầu bổ sung các chất cần thiết.
4. Bong móng và xuất hiện các đốm trắng trên móng tay
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến móng tay và lớp biểu bì bong tróc là do thiếu sắt và mất nước. Nếu cơ thể thiếu sắt mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như đau ngực.
Những lý do khác khiến móng tay xấu có thể là do tuyến giáp hoạt động kém, bệnh phổi hoặc bệnh thận. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất sắt và giữ ẩm cho móng tay.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy móng tay xuất hiện những đốm trắng có thể do 4 nguyên nhân sau: dị ứng, nhiễm ấm, chấn thương hoặc thiếu khoáng chất (kẽm, canxi…).
5. Nứt gót chân
Nứt gót chân xảy ra khi bạn bị khô da, thời tiết lạnh hoặc do đứng nhiều giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh chàm, suy giáp và tiểu đường.
Để khắc phục, hãy ngâm chân trong nước ấm trong khoảng 20 phút và chà chúng bằng đá bọt. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm vào vùng bị nứt. Nếu áp dụng nhiều biện pháp mà tình trạng này không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
6. Sưng bọng mắt
Mặc dù không bị nhiễm trùng hay dị ứng với bất kỳ thứ gì nhưng bạn vẫn bị sưng bọng mắt, thì nguyên nhân phổ biến chính là do tiêu thụ quá nhiều muối. Muối giữ lại nhiều nước hơn trong cơ thể khiến cho một số vùng trên khuôn mặt, bao gồm cả vùng da dưới mắt bị sưng lên nhưng không gây đau.
Ngoài ra, tình trạng này còn do bệnh Grave, tắc ống dẫn nước mắt, hút thuốc hay ngủ không đủ giấc.
Lúc này, bạn cần cắt giảm lượng muối và tăng lượng kali. Chườm lạnh bằng túi trà, đá lạnh và massage mặt cũng là phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng sưng bọng mắt.
Nếu tình trạng này không biến mất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.