Nó bảo vệ trẻ em khỏi lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống, hành vi chống đối xã hội, sử dụng rượu bia và ma túy. Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con ngoan, tự lập.
Làm tấm gương tốt cho trẻ
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Để dạy con tốt, trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái học tập và noi theo.
Điều này có nghĩa là cha mẹ tốt có thể giáo dục con cái tốt hơn, đồng thời cũng khiến con cái tôn trọng và nghe lời hơn.
Bạn nên hiểu thêm về cách định hướng suy nghĩ của con bạn khi chúng bước vào tuổi vị thành niên khi chúng bắt đầu tò mò về giới tính.
Dạy trẻ tự lập sớm
Yêu con không có nghĩa phải nuông chiều con, nếu muốn con mình tốt lên thì ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên nuôi dạy con cách tự giác để con không có tính ỷ lại.
Chẳng hạn như cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp lại đồ chơi của mình sau khi chơi xong, hướng dẫn con tự làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của con. Cho trẻ quyền tự quyết, tự giác thực hiện mọi việc theo suy nghĩ của trẻ.
Cách dạy con này sẽ giúp trẻ học được cách tự thân vận động và rút ra được nhiều kinh nghiệm theo thời gian. Cha mẹ chỉ nên giúp đỡ con khi thật sự cần thiết đây là cách dạy con tự lập mà ba mẹ nên áp dụng.
Tham gia vào cuộc sống của trẻ
Dù một sự kiện lớn hay quan trọng đến đâu, hãy luôn tham gia cùng các con. Bằng cách này, con sẽ học được rằng luôn có cha mẹ ở sau động viên, ủng hộ.
Khuyến khích trẻ tự kiểm soát hành vi
Nhiều bố mẹ vẫn thường có thói quen phạt trẻ con khi chúng làm sai. Thay vì vậy, cha mẹ hãy nghĩ đến việc tạo ra những điều kiện, những quy tắc bé không được tái phạm.
Cách nuôi dạy trẻ này sẽ rèn luyện được tính tự kiểm soát hành vi của mình để không phải làm sai các quy tắc mà bạn đã đặt ra dành cho họ.
Từ đó, sẽ giúp kích thích trẻ có thói quen tự tìm cách để tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý nhằm lợi nhất cho bản thân.
Tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi trẻ đưa ra yêu cầu, hãy lắng nghe và đánh giá xem liệu làm như vậy có những ưu/ nhược điểm gì. Cho dù bạn không đồng ý, hãy giải thích và cho trẻ lý do chính đáng.
Để trẻ được tham gia và thảo luận mọi chuyện trong gia đình cũng sẽ khiến bé cảm thấy con được yêu thương và tôn trọng.
Việc bố mẹ cứ bắt ép trẻ phải làm theo ý kiến của người lớn là không nên, khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ.
Dạy trẻ lễ phép, kính trên nhường dưới
Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều trẻ muốn trong những nguyên tắc của bạn đặt ra nhưng cũng hãy dạy trẻ cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ.
Không được tập trẻ thói quen ỷ lại vào tình thương của bố mẹ, ông bà mà trở nên ương bướng.
Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không nên để trẻ nói những câu nói không lễ phép với người lớn.
Rõ ràng và nhất quán
Khi bạn đã nói "không", bạn nên giữ vững quan điểm đó, đừng vì trẻ mè nheo, quấy khóc mà nhượng bộ. Nếu làm vậy thì sự nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa.
Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý cho việc giải quyết vấn đề chứ tuyệt đối không nhượng bộ cho các đòi hỏi từ trẻ.