Ý nghĩa tên bão Noru là gì và quy tắc đặt tên các cơn bão theo Tổ chức Khí tượng Thế giới

(VOH) - Bão Noru được dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Hiện cơn bão này đang tiến nhanh về các tỉnh miền Trung Việt Nam. Vậy tên bão Noru có nghĩa gì?

Bão Noru (bão số 4) được dự báo là 1 trong 4 cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, tương đương với cơn bão Xangsane (tháng 9/2006), bão Ketsana (tháng 10/2009) và bão Molave (tháng 10/2020). 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Noru sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Trung Bộ vào sáng 28/9. Trong đó, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định chịu rủi ro thiên tai cấp độ 4 (cấp độ rất nguy hiểm) với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.

Còn tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, rủi ro thiên tai đang ở cấp độ 3.

1. Tên Bão Noru có nghĩa gì?

Việc đặt tên các cơn bão nhiệt đới nhằm mục đích tạo thuận lợi trong việc trao đổi thông tin và liên lạc, đồng thời giảm thiểu nhầm lẫn khi hai hay nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc. Ở Việt Nam, những cơn bão thường đặt tên theo số thứ tự trong năm.

1.1 Noru là gì?

Noru là tên bão do Hàn Quốc đặt tên. Trong ngôn ngữ Hàn Quốc, Noru phiên âm là No-ruu, có nghĩa là con Hoẵng. Đây là một loài động vật thuộc Họ Hươu nai. 

Ý nghĩa tên bão Noru và cách đặt tên các cơn bão 1
 Dự báo đường đi của bão Noru (cơn bão số 4) tính đến 08h00 phút ngày 27/9/2022

1.2 Cách đặt tên các cơn bão

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. 

Năm 1953, các cơn bão nhiệt đới được đặt theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.

Năm 1978, các cơn bão được đặt theo danh sách bao gồm tên của cả nam và nữ xen kẽ với nhau. Ví dụ, cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard.

Tại khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Như vậy, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.

Từ năm 2020, các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.

Tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), từ ngày 1/1/2000, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới sẽ chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Danh sách tên các cơn bão đã được WMO thông qua (Nguồn)

Quốc gia\Danh sách

Danh sách 1

Danh sách 2

Danh sách 3

Danh sách 4

Danh sách 5

Cambodia

Damrey

Kong-rey

Nakri

Krovanh

Trases

China

Haikui

Yinxing

Fengshen

Dujuan

Mulan

DPR Korea

Kirogi

Toraji

Kalmaegi

Surigae

Meari

Hong Kong, China

Yun-yeung

Man-yi

Fung-wong

Choi-wan

Ma-on

Japan

Koinu

Usagi

Koto

Koguma

Tokage

Lao PDR

Bolaven

Pabuk

Nokaen

Champi

Hinnamnor

Macao, China

Sanba

Wutip

Penha

In-fa

Muifa

Malaysia

Jelawat

Sepat

Nuri

Cempaka

Merbok

Micronesia

Ewiniar

Mun

Sinlaku

Nepartak

Nanmadol

Philippines

Maliksi

Danas

Hagupit

Lupit

Talas

RO Korea

Gaemi

Nari

Jangmi

Mirinae

Noru

Thailand

Prapiroon

Wipha

Mekkhala

Nida

Kulap

U.S.A.

Maria

Francisco

Higos

Omais

Roke

Viet Nam

Son-Tinh

Co-may

Bavi

Conson

Sonca

Cambodia

Ampil

Krosa

Maysak

Chanthu

Nesat

China

Wukong

Bailu

Haishen

Dianmu

Haitang

DPR Korea

Jongdari

Podul

Noul

Mindulle

Nalgae

Hong Kong, China

Shanshan

Lingling

Dolphin

Lionrock

Banyan

Japan

Yagi

Kajiki

Kujira

Kompasu

Yamaneko

Lao PDR

Leepi

Nongfa

Chan-hom

Namtheun

Pakhar

Macao, China

Bebinca

Peipah

Peilou

Malou

Sanvu

Malaysia

Pulasan

Tapah

Nangka

Nyatoh

Mawar

Micronesia

Soulik

Mitag

Saudel

Rai

Guchol

Philippines

Cimaron

Ragasa

Narra

Malakas

Talim

RO Korea

Jebi

Neoguri

Gaenari

Megi

Doksuri

Thailand

Krathon

Bualoi

Atsani

Chaba

Khanun

U.S.A.

Barijat

Matmo

Etau

Aere

Lan

Viet Nam

Trami

Halong

Bang-Lang

Songda

Saola

Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La.

Đồng thời, mỗi năm, Ủy ban bão sẽ họp bàn đến nội dung các nước đề cử tên mới, loại tên cũ theo danh sách. Những tên bão bị loại bỏ khi cơn bão đó gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Đơn cử như Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão này đã đổ bộ và gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam.

Ngoài ra, những tên bão nổi tiếng như Katrina (Mỹ, năm 2005), Sandy (Mỹ, năm 2012), Haiyan (Philippines, năm 2013), Mangkhut (Philippines, năm 2018)… cũng đã bị WMO loại khỏi danh sách vì lý do trên.

2. Điểm qua những cơn bão gây thiệt hại nặng cho miền Trung Việt Nam

Khi bão Noru đang tiến nhanh vào đất liền, “khúc ruột miền Trung” lại oằn mình “gánh” bão. Công tác phòng chống bão đang được các địa phương gấp rút thực hiện để bảo đảm an toàn cho người dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão. 

Trước cơn bão số 4 Noru, miền Trung cũng đã phải hứng chịu những cơn bão mạnh gây hậu quả nặng nề. 

2.1 Bão số 9 (bão Molave), tháng 10/2020

Ngày 28/10/2020, bão Molave đổ bộ vào miền Trung Việt Nam với sức gió giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm.

Cơn bão này đã khiến hơn 80 người chết và mất tích, gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng. 

Ý nghĩa tên bão Noru và cách đặt tên các cơn bão 3
Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị bão số 9 năm 2020 đánh chìm và hư hỏng nặng

2.2 Bão số 12 (bão Damrey), tháng 11/2017

Ngày 4/11/2017, bão Damrey đổ bộ vào Nam Trung Bộ và một phần phía Nam Tây Nguyên. Tại các tỉnh Khánh Hòa - Phú Yên, ghi nhận sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14.

Cơn bão này đã khiến 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương; hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224ha lúa và 27.301ha hoa màu bị thiệt hại.

Ý nghĩa tên bão Noru và cách đặt tên các cơn bão 4
Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk, gây ách tắc giao thông trong bão số 12, năm 2017

2.3 Bão số 9 (bão Ketsana), năm 2009

Siêu bão Ketsana là cơn bão nhiệt đới tàn khốc khi khiến 747 người chết, gây thiệt hại lên tới 1,09 tỷ USD.

Tại Việt Nam, cơn bão này đổ bộ vào 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi trưa 1/10/2009, vùng ảnh hưởng của gió mạnh gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, bão Ketsana là một trong những cơn bão mạnh nhất tại Việt Nam kể từ năm 1969 (cường độ gió cấp 12, giật cấp 14-15). 

Cơn bão làm 179 người chết, bị thương 1.140 người, mất tích 8 người. Bão số 9 cũng làm 9.770 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi và 263.565 nhà ngập, hư hại, tốc mái; 42.915ha lúa và 58.724ha diện tích hoa màu bị ngập với tổng thiệt hại ước tính trên 14.000 tỷ đồng.

Ý nghĩa tên bão Noru và cách đặt tên các cơn bão 5
Nước sông Hàn (TP Đà Nẵng) hung hãn dâng cao khi bão Ketsana đổ bộ

2.4 Bão số 6 (bão Xangsane), năm 2006

Ngày 1/10/2006, bão số 6 Xangsane đổ bộ vào bờ biển Việt Nam từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi với tâm bão là Đà Nẵng - Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất 38m/giây (cấp 13) giật 44m/giây (cấp 14) tại Đà Nẵng. 

Xangsane được coi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong khoảng 20 năm qua. Sau hơn 6 giờ tàn phá, cơn bão này khiến 76 người thiệt mạng và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 ngôi nhà bị đổ, hư hỏng nặng, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại, gây thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng.

Ý nghĩa tên bão Noru và cách đặt tên các cơn bão 6
Sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 6

Hiện công tác phòng chống bão Noru đang được các bộ, ngành, các địa phương tích cực triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất. Người dân cả nước cùng hướng về miền Trung thân yêu với hy vọng nơi đây sẽ yên bình vượt qua siêu bão.