Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Gợi ý bài toán tài chính cho mỗi giai đoạn cuộc đời

VOH - Để gợi ý bài toán tài chính cho từng giai đoạn cuộc đời, chúng ta có thể xem xét các giai đoạn phổ biến trong cuộc sống và những vấn đề tài chính thường gặp ở mỗi giai đoạn đó.

20 tuổi: Tiết kiệm và học đầu tư

"Hãy bắt đầu lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư ngay khi bạn có thể", Bola Sokunbi, người sáng lập công ty đào tạo về năng lực tài chính Clever Girl Finance (Mỹ) cho biết.

Sokubi khuyên khi còn trẻ hãy tận dụng tối đa sức mạnh của lãi suất kép, cổ tức và sự gia tăng giá trị tài chính. Hãy tập thói quen tiết kiệm bằng cách sống dưới khả năng kiếm tiền và "trả tiền cho bản thân trước", tức chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm sau mỗi chu kỳ thanh toán.

30 tuổi: Mở rộng đầu tư

Brian Steiner, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận lập kế hoạch tài chính và bảo hiểm nhân thọ Life Happens cho biết, ở tuổi 30, bạn đã hiểu hơn về các sản phẩm tài chính. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để đa dạng hóa danh mục đầu tư và có một người cố vấn trong lĩnh vực tài chính.

Học kiến thức đầu tư và lập ngân sách, đồng thời cố gắng tránh mang nợ lãi suất cao. Ở tuổi 30, bạn nên xây dựng quỹ khẩn cấp có thể đảm bảo cuộc sống trong ít nhất vài tháng.

giai phap tai chinh
Ảnh minh hoạ

Hãy tập trung vào tăng thu nhập bằng cách nhảy việc, tận dụng chương trình khuyến mại và làm thêm. ''Tránh sống xa hoa khi thu nhập tăng lên. Thay vào đó, hãy dùng tiền có thêm tiết kiệm mua nhà, trả nợ học phí hoặc tăng vốn đầu tư'', Jannese Torres, tác giả sách về tài chính Finacially Lit nói.

40 tuổi: Mua bảo hiểm

Torres khuyên nên mua bảo hiểm có kỳ hạn nếu chưa có. Ở tuổi 40, bạn có thể có những người phụ thuộc như con cái, bố mẹ già. ''Cần đảm bảo bạn bảo vệ được cho những người thân yêu'', Torres nói.

Nhu cầu bảo hiểm nhân thọ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng đảm bảo ít nhất có thể bảo vệ cơ bản cho gia đình.

50 tuổi: Điều chỉnh khoản tiết kiệm

Sokunbi cho hay độ tuổi 50 là thời điểm cần suy nghĩ về việc nghỉ hưu sẽ thế nào. Hãy tính xem cần bao nhiêu và điều chỉnh khoản tiết kiệm cho phù hợp. "Hãy xem xét các hình thức chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dài hạn. Cân nhắc giảm quy mô đầu tư nếu điều đó hợp lý", chuyên gia nói.

Nếu con bạn đã lớn và ra khỏi nhà, bạn có thể bán nhà để chuyển đến nơi nhỏ hơn.

Huấn luyện viên tài chính cá nhân Dan Andrews, làm việc tại công ty tài chính Financial Finesse khuyên nên ưu tiên lập kế hoạch nghỉ hưu bằng cách xây dựng quỹ tiết kiệm khi bạn tiến gần hơn đến cột mốc 50.

60 tuổi: Thu hẹp chi tiêu

Sokunbi khuyên cần tiết chế chi tiêu bởi giai đoạn về hưu, thu nhập ít hơn trước, nếu không có các khoản đầu tư khác. "Hãy quản lý chi tiêu để có thể gia tăng tài chính'', Sokunbi nói.

Gary Grewal, huấn luyện viên của Financial Finesse cho biết trước tiên cần đảm bảo các nhu cầu được đáp ứng. Sau đó, bạn lên kế hoạch chiến lược cho các chi phí một lần như các chuyến đi, sửa chữa nhà cửa, tổ chức sự kiện...

70 tuổi: Lập di chúc

Những năm 70 tuổi, bạn cần quản lý chi tiêu, đảm bảo có di chúc, có kế hoạch về tài sản, giữ sức khỏe và tận hưởng những năm tháng còn lại của cuộc đời. Hãy suy nghĩ về mục tiêu trong giai đoạn này của cuộc đời và cách bạn muốn dành thời gian để nghỉ hưu.

Để tận dụng tối đa thời gian và tiền bạc, bạn cần tạo rào chắn chi tiêu cho kế hoạch nghỉ hưu, dự đoán mức chi tiêu để có thể đạt được mục tiêu nghỉ hưu trong tương lai.

80 tuổi: Cảnh giác với lừa đảo tài chính

Người cao tuổi thường là mục tiêu của các vụ lừa đảo tài chính, vì vậy tuổi 80 là thời điểm bạn phải hết sức cảnh giác về cách tiêu tiền.

Bình luận