Chờ...

Mỹ: Chấn thương mắt tăng cao sau nhật thực

VOH - Ngay sau hiện tượng nhật thực ngày 8/4 tại Mỹ, số người tìm kiếm trên Google về các bệnh liên quan đến mắt tăng vọt, số bệnh nhân bị đau mắt cũng tăng.

Tiến sĩ Janette Nesheiwat, một bác sĩ tại New York nói với Fox News Digital: “Tôi đã gặp một số bệnh nhân hoảng sợ đến nói rằng 'Tôi không muốn bị mù'”.

Nữ bác sĩ không thể tin được rằng, nhiều người thực sự đã xem nhật thực mà không đeo kính bảo vệ mắt.

nhat-thuc-120424
Tổn thương mắt đã tăng lên sau nhật thực

Trước đó, các bác sĩ và chuyên gia về mắt đã liên tục cảnh báo công chúng không nên nhìn thẳng vào mặt trời trong thời điểm nhật thực, nhưng rõ ràng một số người đã không chú ý đến lời khuyên này. 

Nhìn mặt trời mà không có thiết bị bảo vệ (như kính nhật thực) gây hại cho thị lực và có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Bác sĩ Nesheiwat cho biết, tia nắng mặt trời có thể đốt cháy võng mạc và làm hỏng điểm vàng, phần võng mạc ở phía sau mắt chịu trách nhiệm về thị lực trung tâm.

Nesheiwat cho biết, cô đã điều trị cho 8 bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa thành phố nơi cô làm việc gần Madison Square Garden ở Midtown Manhattan, trong đó có một bệnh nhân nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc qua điện thoại trong khoảng 10 phút.

Cô nói: “Thiệt hại có thể không khắc phục được nếu võng mạc bị tổn thương nghiêm trọng do nhìn thẳng vào mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt thích hợp. Một số người có thể có các triệu chứng nhẹ nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn”.

Trong khi đại đa số người dân đã ngắm nhật thực với các biện pháp phòng ngừa thì có khả năng một số người đã ngắm nhật thực với kính nhật thực bị thu hồi. 

Bộ Y tế Công cộng Illinois đã gửi thông báo thu hồi ngay trước thời điểm xảy ra nhật thực đối với kính nhật thực không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. 

Cơ quan này yêu cầu khách hàng kiểm tra kỹ xem họ có mua kính có nhãn “EN ISO 12312-1:2022” hay không và cảnh báo không sử dụng kính này để xem nhật thực. Chiếc kính được đề cập đã được bán thông qua Amazon với tên gọi “Kính nhật thực mặt trời Biniki được AAS phê duyệt 2024”.

Số lượt tìm kiếm trên Google về "đau mắt" và "tại sao mắt tôi bị đau sau nhật thực" tăng sau khi mặt trăng và mặt trời thẳng hàng vào ngày 8/4.

Về số liệu quốc gia, người phát ngôn của CDC nói với Fox News Digital rằng, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia không có bất kỳ dữ liệu nào về tổn thương mắt sau nhật thực.