Phương pháp này lần đầu tiên được nhắc tới trong một bài báo của Mashable vào năm 2022 nhưng gần đây đã lan truyền rộng rãi trong bối cảnh các vụ trộm cắp ảnh hưởng đến các cửa hàng tạp hóa trên toàn nước Mỹ.
Một số người cho rằng gương được sử dụng để người mua hàng kiểm tra lại ngoại hình trước khi thanh toán, nhưng những thiết bị phản chiếu này thực sự ở đó để… khiến những kẻ trộm tiềm năng cảm thấy tội lỗi.
Theo một nghiên cứu năm 1976, những người ở trong tình huống “tự nhận thức” - chẳng hạn như đứng trước gương - sẽ ít có khả năng tham gia vào “hành vi phản chuẩn mực” như trộm cắp hoặc gian lận hơn.
Khi những người tham gia nghiên cứu được soi gương, “sự tự nhận thức của họ được kích hoạt” và ảnh hưởng đến việc “ra quyết định”. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu thừa nhận rằng, cơ chế đằng sau tác động của sự tự nhận thức lên hành vi vẫn chưa được hiểu rõ - có lẽ chiếc gương khiến mọi người “suy ngẫm” về tội ác trước khi phạm tội.
Tâm lý học ngày nay công nhận rằng, gương “cho phép mọi người theo dõi bản thân theo đúng nghĩa đen” và do đó “khiến họ có nhiều khả năng cư xử theo cách ngay thẳng hơn”.
Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng gương có khả năng nhất định trong việc ngăn chặn hành vi trộm cắp tại các quầy thanh toán tự động, vốn nổi tiếng là dễ bị trộm do thiếu nhân sự.