Chờ...

Tấm bia khảo cổ 3.500 năm tuổi được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOH - Ngày 22/7, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã phát hiện ra một tấm bia khảo cổ có niên đại 3.500 năm trong quá trình khai quật và phục hồi tại "Tell Atchana", còn gọi là "Alalakh".

Tấm bia này được tìm thấy trong quá trình phục hồi sau hai trận động đất vào tháng 2/2023 trong phạm vi khai quật ở Tell Atchana - vùng Reyhanli thuộc tỉnh Hatay, phía nam đất nước - giúp làm sáng tỏ thời đại mà chữ viết hình nêm của người Akkad.

Tiếng Akkad là một ngôn ngữ Đông Semit đã tuyệt chủng từng được sử dụng ở Lưỡng Hà cổ đại.

Cuneiform là hệ thống chữ viết theo âm tiết biểu tượng đặc trưng bởi các dấu ấn hình nêm tạo thành các ký hiệu. Người Akkad đã áp dụng một cách tiếp cận thực tế bằng cách viết ngôn ngữ của họ theo ngữ âm, sử dụng các ký hiệu ngữ âm Sumer tương ứng.

khao-co-230724
Hình ảnh về tấm bia được ông Mehmet Nuri Ersoy đăng trên X

Trong một bài đăng trên nền tảng X, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Nuri Ersoy cho biết, theo những lần đọc đầu tiên, tấm bia chữ hình nêm của người Akkad có niên đại từ thế kỷ 15 trước Công nguyên, ghi chép về việc mua sắm đồ nội thất với số lượng lớn. 

Tấm bia nặng 28 gram, có kích thước 4,2 cm x 3,5 cm và dày 1,6 cm - cung cấp những hiểu biết mới về cấu trúc kinh tế và hệ thống nhà nước của thời kỳ đồ đồng muộn.

Một nghiên cứu đang được các nhà ngôn ngữ học tiến hành đã giải mã được hoạt động mua số lượng lớn bàn, ghế và ghế đẩu bằng gỗ, cùng thông tin chi tiết về người đã mua chúng và người bán.

khao-co-230724-1
Tấm bia được khai quật ở Tell Atchana