Xác ướp gần như nguyên vẹn của loài mèo cổ xưa đã tuyệt chủng khiến giới khoa học sửng sốt

VOH - Một xác ướp mèo con thuộc loài Homotherium (mèo răng kiếm) - loài săn mồi đã tuyệt chủng trước Kỷ băng hà – vừa được phát hiện ở Siberia khiến giới khoa học kinh ngạc.

Trước đó vào năm 2020, khi tìm kiếm dấu vết ngà voi ma mút dọc sông Badyarikha, miền Đông Siberia, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện một nhúm lông nhô lên từ lớp băng vĩnh cửu.

Sau khi khai quật, họ nhận ra đây là xác ướp của một chú mèo con từ kỷ băng hà, với lớp lông dày và cơ thể gần như nguyên vẹn.

Sau khi chuyển xác ướp đến Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow (Nga), phát hiện này lập tức gây chấn động bởi đây là xác ướp đầu tiên của một con mèo răng kiếm - vốn đã tuyệt chủng từ trước Kỷ băng hà. Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon bộ lông xác ướp cho thấy con mèo bị chôn vùi trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu ít nhất 35.000 - 37.000 năm.

Đây cũng là lần đầu tiên con người được nhìn thấy loài mèo răng kiếm được kể từ khi chúng tuyệt chủng vào khoảng 28.000 năm trước, theo nghiên cứu công bố trên Scientific Reports ngày 14/11.

z6047883564736_db82e904ed0082c93819a42c311c0139_jpg
Ảnh chụp xác ướp một loài mèo răng kiếm được phát hiện ở Siberia - Ảnh: Scientific Reports 2024
z6047926269208_1d48b96bfa49d8e16a53e9e2f77d9ba8_jpg
Hình ảnh so sánh đầu từ xác ướp mèo răng kiếm con với đầu sư tử 3 tuần tuổi - Ảnh: Alexey V. Lopatin

“Phát hiện này là một giấc mơ thành hiện thực với các nhà cổ sinh vật học,” Manuel J. Salesa, chuyên gia về mèo răng kiếm ở Tây Ban Nha, chia sẻ.

Các nhà khoa học kinh ngạc khi bộ lông dày, lớp thịt phủ kín một phần xác của mèo; trong khi khuôn mặt, chân trước và thân của nó gần như còn nguyên vẹn, theo CNN. Phần lông cũng mềm mại một cách kỳ lạ.

Alexey Lopatin, tác giả nghiên cứu và nhà cổ sinh vật học tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cũng nhấn mạnh: “Đây là xác ướp đầu tiên của một loài mèo răng kiếm từ kỷ Pleistocene, một loài động vật không còn tồn tại trên Trái Đất. Được tận mắt thấy hình hài sống động của chúng thật sự kỳ diệu.”

Mèo răng kiếm sống trên khắp thế giới vào thế Thượng Tân (2,6 - 5,3 triệu năm trước) và đầu thế Canh Tân (11.700 - 2,6 triệu năm trước), nhưng có bằng chứng cho thấy chúng phân bố kém rộng rãi hơn vào cuối thế Canh Tân (kỷ băng hà cuối cùng).

Bình luận