Dự báo giá vàng tuần 23-29/8: Khó vượt qua mốc 1800 USD/ounce

(VOH) - Trải qua hai tuần tăng giá liên tiếp, nhưng mức tăng khiêm tốn cộng với diễn biến thị trường khiến các nhà đầu tư cho rằng vàng khó vượt qua mốc 1.800 USD/ounce.

Theo các nhà phân tích, việc vàng không thể phá vỡ mức 1.800 USD/ounce có nguy cơ dẫn đến một đợt bán tháo xảy ra.

Nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures Daniel Pavilonis cho biết, mặc dù vàng đã nhanh chóng ổn định trên 1.700 USD/ounce sau một đợt sụp đổ nhanh chóng vào tuần trước, nhưng vẫn không thể tận dụng đà hồi phục này để tăng mạnh hơn. Mức 1.800 USD/ounce vẫn là ngưỡng kháng cự mạnh.

Giám đốc chiến lược toàn cầu của TD Securities, Bart Melek nói với Kitco News: "Vàng cần phải vượt qua 1.793 USD, điều này có thể xảy ra nếu dữ liệu vĩ mô tồi tệ vào tuần tới. Sau đó, chúng ta có thể thấy sự di chuyển về hướng 1.800 - 1.808 USD".

Ngày 23 tháng 8 năm 2021, Bảng giá vàng, Thị trường tài chính hôm nay, Tài chính, giá vàng 9999, giá vàng SJC, giá vàng online, giá vàng trực tuyến, giá vàng 24k, giá vàng 18k, giá vàng tây, giá vàng SJC hôm nay, giá vàng 9999 hôm nay
 

Sự kiện chính trong tuần là hội nghị chuyên đề Jackson Hole. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ hội nghị chuyên đề này của Fed để nắm bắt thêm thông tin về thời điểm Fed sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 120 tỷ USD. Giám đốc kinh tế quốc tế James Knightley của ING cho biết: "Cuộc thảo luận tiêu đề sẽ là “Chính sách kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế không đồng đều”, nhưng trọng tâm chính sẽ là các cuộc thảo luận xung quanh việc sắp cắt giảm chương trình mua tài sản QE của Fed".

Yếu tố hỗ trợ giá vàng trong tuần này là việc lo ngại về phục hồi kinh tế chậm lại và khả năng thắt chặt chính sách từ Fed đã làm giảm nhu cầu đối với các tài sản có rủi ro như cổ phiếu khiến vàng được quan tâm trở lại. Nhưng trong ngắn hạn, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có dấu hiệu giảm dần việc thu mua tài sản sẽ gây áp lực lên vàng vì có thể thấy đồng USD mạnh lên và lợi suất tăng…

Rõ ràng trong số những vấn đề gây lo ngại cho các nhà đầu tư, đáng chú ý nhất là nguy cơ Fed giảm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế do lạm phát tăng mạnh hơn dự kiến và biến thể Delta đe dọa tiến trình mở cửa trở lại trên toàn quốc.

Các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 3/2021 từ mức 9% xuống 5,5% do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta.

Mối lo về tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác đã khiến giá dầu, kim loại đồng và các nguyên liệu thô khác sụt giảm, trong khi đồng USD, vốn được đánh giá là một trong tài sản an toàn, lại lên mức cao nhất trong gần 9 tháng so với rổ tiền tệ.