Có lẽ rất nhiều fan hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung vẫn chưa khỏi bàng hoàng và tiếc nuối trước sự ra đi của ông vào tối ngày 30/10, khi báo chí Đại Lục đồng loạt đưa tin.
Trong suốt hành trình mấy mươi năm cống hiến cho nền văn học Trung Quốc, nhà văn còn đóng góp rất nhiều cho ngành điện ảnh Hoa ngữ và báo chí, đặc biệt là báo chí Hong Kong. (Nguồn: Standark HK)
Ông được đánh giá "là đại hiệp của các đại hiệp", là người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực văn học Trung Quốc nói riêng và cả châu Á nói chung suốt nửa sau thế kỉ 20 và gần như bất tử với một gia tài tác phẩm được chuyển thể thành phim đã từng gây sốt hết lần này đến lần khác. Đặc biệt, trong mọi tác phẩm của ông đều phải có ít nhất một "tuyệt thế giai nhân" gây mê đắm lòng người thì mới được.
Có rất nhiều tượng đài nhan sắc được dựng lên trong gia tài tác phẩm đồ sộ của nhà văn Kim Dung và cũng có vô số người đẹp người đẹp trong showbiz Hoa Ngữ thay nhau khoác lên mình hình tượng của những nhân vật này, nhưng ai mới thực sự xứng đáng là "đại mỹ nhân"?
1. Anh Hùng Xạ Điêu: Hoàng Dung, Mục Niệm Từ
Anh Hùng Xạ Điêu lần đầu tiên ra mắt khán giả màn ảnh nhỏ tại Hong Kong vào năm 1983, do TVB sản xuất và chia làm 3 phần: Thiết Huyết Đan Tâm, Đông Tà Tây Độc và Hoa Sơn Luận Kiếm. Đến 2017, tác phẩm được làm lại đến lần thứ 12 trong và ngoài Đại Lục. Tuy nhiên những gì công chúng nhớ mãi suốt 30 năm sau là tượng đài Hoàng Dung do Ông Mỹ Linh thủ vai.
Điều đáng buồn đối với công chúng mến mộ Hoàng Dung của Mỹ Linh là vào năm 1985, nữ diễn viên được xác nhận tự sát và qua đời ở thời điểm sự nghiệp đang nở rộ. (Nguồn: Internet)
Tình cũ của Châu Tinh Trì, Chu Ân cũng từng khiến khán giả phải xiêu lòng trước vẻ đẹp trong tạo hình của Hoàng Dung lanh lợi, tinh quái. (Nguồn: Internet)
Hoàng Dung dưới ngòi bút của Kim Dung là một cô gái không quá sắc sảo mặn mà, nhưng lại có ngoại hình sáng, hào quang của mỹ nhân này tỏa ra từ sự thông minh, đa mưu túc trí và cực kỳ lanh lợi. Xét về tài năng, Hoàng Dung có lẽ là nhân vật nữ nổi trội nhất trong tất cả các tác phẩm của ông. Trong khi đó, Mục Niệm Từ lại sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc và vô cùng thánh thiện.
Mặc dù được làm lại rất nhiều phiên bản, những mãi đến bản phim năm 2002-2003, Châu Tấn - Lý Á Bằng được xem là cặp đôi đáng ngưỡng mộ, gây ấn tượng tốt trong lòng khán giả trong tác phẩm kinh điển này. (Nguồn: Internet)
Hoàng Dung của Lâm Y Thần có thể không quá xuất sắc về dung mạo, nhưng cũng được đánh giá là lột tả được nhiều khía cạnh đặc biệt trong tính cách của nhân vật Hoàng Dung thông minh, đa mưu. (Nguồn: Internet)
Trong vô số nhân vật Mục Niệm Từ, Mạnh Tử Nghĩa là người được đánh cao nhất vì lột tả được trọn vẹn vẻ đẹp dịu dàng, ôn hòa của nhân vật này. (Nguồn: Internet)
2. Thần Điêu Đại Hiệp: Tiểu Long Nữ
Thần điêu đại hiệp là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc. Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường. Cho đến nay, tác phẩm này đã được chuyển thể 9 lần. Chỉ riêng đài TVB, tác phẩm đã được mạnh tay chuyển thể vào 1976 và một lần nữa vào 1983.
Với bản phim 1983, tác phẩm được liệt kê và một bộ phim truyền hình kinh điển, đưa tên tuổi Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên vụt sáng thành tên tuổi hạng A. (Nguồn: Internet)
Những tưởng sẽ khó ai vượt quá được "cái bóng" này, vậy mà đến năm 1995, khán giả đã bị Tiểu Long Nữ - Lý Nhược Đồng hớp hồn vì nhan sắc thần tiên và độ đẹp đôi giữa cô và nam diễn viên Cổ Thiên Lạc. (Nguồn: Internet)
Sau đó, một cặp Dương Quá - Cô Cô khác cũng nổi tiếng không kém là Lý Minh Thuận và Phạm Văn Phương ở bản phim truyền hình Singapore năm 1998. Vẻ đẹp của Phạm Văn Phương được cho là mỏng thanh, thanh khiết nhất từ trước cho đến thời điểm này. (Nguồn: Internet)
Vẻ đẹp của Tiểu Long Nữ được Kim Dung miêu tả là "thanh khiết như băng, lạnh lùng như tuyết", là đại mỹ nhân của vô số mỹ nhân trong các tác phẩm của ông. Chính vì thế, sau Lưu Diệc Phi, nhiều ngôi sao khác cũng hóa thân vào nhân vật này nhưng đều thất bại vì không thể vượt qua được những đàn chị trước đó, đặc biệt là không có ai tỏa ra được khí chất thần tiên như Lưu Diệc Phi. Nhất là phiên bản Tiểu Long Nữ của Trần Nghiên Hy, cô bị chê tơi tả trong tác phẩm remake 2014.
Nhưng mấy ai ngờ được, giữa thế gian quá nhiều tuyệt sắc lại còn có một giai nhân 17 tuổi tên Lưu Diệc Phi xuất hiện trong hình ảnh của nàng Cô Cô Tiểu Long Nữ, tạo nên bức tường thành vững chắc về nhan sắc lẫn thần thái cho nhân vật này. (Nguồn: Internet)
Trong diễn biến gần nhất, tạo hình của Mao Tiểu Huệ được khen ngợi là có nét hao hao Lưu Diệc Phi và Trần Đô Linh. Tuy nhiên, bộ phim vẫn chưa lên sóng, vẫn không thể biết được liệu Mao Tiểu Huệ có đủ sức vượt qua cái bóng lớn của Lưu Diệc Phi hay không. (Nguồn: Internet)
3. Thiên Long Bát Bộ: Vương Ngữ Yên
Thiên Long Bát Bộ có tuyến nhân vật dày đặc và phức tạp với quá nhiều mỹ nhân. Tuy nhiên, đại mỹ nhân của tác phẩm này không ai khác chính là "thần tiên tỉ tỉ" Vương Ngữ Yên. Theo miêu tả của tác gia Kim Dung, Vương Ngữ Yên được trời phú cho một vẻ đẹp sắc nước hương trời và một trí tuệ mẫn tiệp hơn người. Trùng hợp thay, Lưu Diệc Phi và Lý Nhược Đồng rất có duyên với nhau khi liên tục trở thành nữ chính trong tác phẩm của Kim Dung lại còn hóa thân vào 2 nhân vật trùng lặp.
Năm 1996 công chúng lại lần nữa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp siêu thực của Lý Nhược Đồng trong vai "tiên nữ nhân gian" Vương Ngữ Yên sau khi nữ diễn viên này ghi dấu ấn mạnh mẽ với vai Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp phiên bản 1995 bên cạnh Cổ Thiên Lạc. (Nguồn: Internet)
Lưu Diệc Phi may mắn sở nhan sắc mỏng manh như tiên nữ bước ra từ trong tranh nên rất phù hợp với vai diễn Vương Ngữ Yên. Cũng giống như ở "Thần Điêu Đại Hiệp", sau Lưu Diệc Phi, chưa một ai thành công với nhân vật này trong các phiên bản về sau. (Nguồn: Internet)
4. Ỷ Thiên Đồ Long Kí: Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược
Khác với những tác phẩm khác, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược của Ỷ Thiên Đồ Long Ký không hề sở hữu vẻ đẹp nữ thần mà là những cô nương có cá tính mạnh mẽ, khí phách không kém gì nam nhi, nhất là nhân vật Triệu Mẫn quận chúa đầy uy quyền lại còn thông minh, nhạy bén.
Lê Tư nhận được nhiều lời khen khi vào vai Triệu Mẫn trong bản phim Ỷ thiên đồ long ký năm 2000 của đài TVB. (Nguồn: Internet)
Mặc dù bị chê là diễn xuất quá hồn nhiên nhí nhảnh so với nhân vật trong truyện của Kim Dung, nhưng gương mặt lanh lợi của Giả Tịnh Văn được đông đảo khán giả cho là phù hợp với Triệu Mẫn về mảng ngoại hình. (Nguồn: Internet)
Trước đó, các phiên bản Chu Chỉ Nhược của Triệu Nhã Chi năm 1978, Châu Hải My năm 1994, Xa Thi Mạn năm 2000 và Cao Viên Viên năm 2003 đã vô cùng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ. Đặc biệt, cái tên Chu Chỉ Nhược đã gắn liền với mỹ nhân Hoa ngữ Cao Viên Viên suốt sự nghiệp của cô. Đó cũng là tượng đài Chu Chỉ Nhược khó vượt qua nhất đối với các diễn viên trẻ sau này.
Xem thêm:
Top 15 bộ phim kiếm hiệp Kim Dung hay nhất nổi tiếng một thời
Top 22+ bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc hay và kinh điển nhất
Top 20 bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông hay nhất và bất hủ
Chu Chỉ Nhược của Triệu Nhã Chi năm 1978. (Nguồn: Internet)
Châu Hải My năm 1994. (Nguồn: Internet)
Xa Thi Mạn năm 2000. (Nguồn: Internet)
Cao Viên Viên năm 2003. (Nguồn: Internet)
5. Tuyết Sơn Phi Hồ: Miêu Nhược Lan
Miêu Nhược Lan là một trong số ít nhân vật nữ chính trong các tác phẩm của Kim Dung không biết võ nghệ. Nhược Lan được miêu tả là xinh đẹp, dịu dàng như đóa hoa lan chớm nở, tuy không biết võ nhưng cũng thông minh, tài hoa không kém bất cứ mỹ nhân nào. Xét ra, Tuyết Sơn Phi Hồ không được yêu thích nhiều như những tác phẩm khác và cũng không có được nhiều người thể hiện xuất sắc vai diễn của mỹ nhân họ Miêu. Duy nhất chỉ có Xa Thi Mạn và An Dĩ Hiên được là là hai phiên bản Miêu Nhược Lan nổi bật nhất.
Miêu Nhược Lan là vai diễn đầu tiên của Xa Thi Mạn, nhân vật này giúp cô khởi nghiệp thành công và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. (Nguồn: Internet)
An Dĩ Nhiên sở hữu cốt cách điềm đạm, nhu mì, gương mặt thanh tú và dịu dàng đúng chuẩn Miêu Nhược Lan. (Nguồn: Internet)
6. Tiếu Ngạo Giang Hồ: Nhậm Doanh Doanh, Đông Phương Bất Bại
Tính đến 2018, tập truyện này được chuyển thể lên phim 15 lần. Với nhân vật Nhậm Doanh Doanh, rất nhiều mỹ nhân của làng giải trí Hoa ngữ đã thử sức với vai diễn này như: Trần Tú Châu (1984), Lưu Tuyết Hoa (1985), Trương Mẫn (1990), Quan Chi Lâm (1993), Lương Bội Linh (1996), Phạm văn Phương (2000), Viên Vịnh Nghi (2000), Hứa Tịnh (2001), Viên San San (2013).
Nhậm Doanh Doanh là hiện thân của tất cả những gì hoàn hảo trong truyện Kim Dung. Không chỉ sở hữu dung mạo xinh đẹp, quyến rũ, Nhậm Doanh Doanh còn có 1 thân võ công siêu phàm.
Hứa Tình được đánh giá là Nhậm Doanh Doanh xinh đẹp nhất trong tất cả các phiên bản. (Nguồn: Internet)
Nhậm Doanh Doanh năm 2000 do Viên Vịnh Ngi đóng, cô khá xinh đẹp nhưng lại có vẻ tinh nghịch nhưng không toát lên được vẻ ma quái của Tà giáo. (Nguồn: Internet)
Bộ truyện này nổi bật với cái tên Đông Phương Bất Bại, đây được cho là nhân vật "dị" nhất trong tất cả nhân vật mà Kim Dung xây dựng. Nói người này là nữ cũng không ra nữ, là nam lại càng không phải là nam, một người kỳ quái, nhưng cũng vô cùng lợi hại như chính cái tên của mình.
Tác phẩm ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng bởi hai gương mặt kinh điển là Đông Phương Bất Bại của Lâm Thanh Hà ở bản điện ảnh. (Nguồn: Internet)
Sau đó, vai Đông Phương Bất Bại của Trần Kiều Ân ở Tiếu Ngạo Giang Hồ bản truyền hình năm 2012 mang về cho cô thành tựu không nhỏ. Gần đây nhất là Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ phát sóng tại Trung Quốc hồi tháng 3/2018 và nhận nhiều chỉ trích vì cách kể chuyện bị cho là biến tướng của đạo diễn Kim Sâm.
Đông Phương Bất Bại xinh đẹp nhất từ trước đến nay do Trần Kiều Ân thủ vai. Vai diễn này của Trần Kiều Ân trong phiên bản 2014 còn khiến khán giả lầm tưởng rằng Đông Phương Bất Bại mới là vai chính. (Nguồn: Internet)
7. Lộc Đỉnh Ký: Tô Thuyên, A Kha
Là bộ tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký mang đến một Vi Tiểu Bảo có tốt có xấu, thiện ác lẫn lộn, nhưng trọng tình, giàu chí, đôi khi lắm mưu mẹo, thủ đoạn. Quan trọng nhất là anh ta có đến 7 bà vợ, mà cô vợ nào cũng được cho là người đẹp khó thấy. Đặc biệt là A Kha và Tô Thuyên.
Lâm Thanh Hà rất phù hợp với những nhân vật có tạo hình ủy mị, huyền bí. Đó chính là lí do mà cô được xem là phiên bản Tô Thuyên ấn tượng nhất. (Nguồn: Internet)
Trần Pháp Dung cũng có ngoại hình rất phù hợp với nhân vật này, nhưng cách diễn xuất của cô thì chưa được thuyết phục lắm. (Nguồn: Internet)
Vượt qua các phiên bản cũ, Tô Thuyên của Trương Hinh Dư được cho là phiên bản hoàn hảo nhất từ dung mạo cho đến khí chất. (Nguồn: Internet)
A Kha là người đẹp nhất trong số 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo, mà theo Kim Dung là “Ngọc trắng đính cườm cũng không bì được với vẻ đẹp lộng lẫy của nàng, hoa hồng chớm nở cũng không sánh lại được với vẻ đẹp thanh tú, diễm lệ của A Kha”. Tuy nhiên, trên màn ảnh nhỏ nhiều năm qua, dường như không có mỹ nhân nào lột tả được vẻ đẹp này của nhân vật A Kha.
Chu Ân được cho là phiên bản A Kha thành công nhất xét về mặt tính cách. Còn nhan sắc thì được cho là không giống với sự miêu tả của Kim Dung. (Nguồn: Internet)
Đa số những mỹ nhân bước ra từ truyện Kim Dung đều có con đường sự nghiệp thành công, tuy nhiên Ưng Thể Nhi lại không may mắn có được điều này. Sau vai diễn A Kha, Ưng Thể Nhi không được chú trong những nhân vật khác. (Nguồn: Internet)
Giả Thanh xinh đẹp, thuần khiết nhưng lại được cho là không phù hợp với nhân vật cứng rắn và bướng bỉnh như A Kha. Mặc dù vậy, cô cũng là một trong số ít những A Kha xinh đẹp trên màn ảnh nhỏ. (Nguồn: Internet)
Là một cây bút có sức ảnh hưởng mang tầm cỡ quốc tế như Kim Dung, công chúng chẳng thể gói gọn tác phẩm của ông trong những áng văn chương võ hiệp nữa, mà là một thế giới trượng nghĩa, độc đáo, đậm bản sắc và những thước phim đầy triết lý nhân sinh.
Bên trên chỉ là những tác phẩm tiêu biểu thường xuyên được mang ra khoác lại những chiếc áo mới. Tuy nhiên, bấy nhiêu cũng đủ thấy tầm ảnh hưởng của vị tác gia tài ba này đối với các hậu thế ra sao.
Với lượng di sản tinh thần, văn hóa đồ sộ mà ông đã để lại, mong rằng những bộ phim chuyển thể từ các áng văn võ hiệp của ông sẽ tiếp tục giữ được những thành tố cốt lõi, sâu sắc và khiến ngài hài lòng ở thế giới bên kia. (Nguồn: Internet)