Thứ 6 ngày 13 trùng với ngày rằm Trăng tròn, đây cũng là thời gian những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Micromoon (Tiểu Nguyệt).
Thứ 6 ngày 13 năm nay, Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở vị trí xa Trái đất nhất gọi là Tiểu Nguyệt. Khi đó, Mặt Trăng trông rất nhỏ và mờ hơn bình thường.
Mặt Trăng vốn dĩ quay xung quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình bầu dục. Vì vậy, Mặt Trăng có 2 vị trí tương đối: gần nhất trái đất gọi là Đại nguyệt (Supermoon) và Xa nhất trái đất gọi là Tiểu nguyệt (Micromoon).
Mỗi năm có từ 1 đến 3 ngày thứ 6 ngày 13.
Năm 2018 có 2 ngày thứ 6 ngày 13 (vào tháng 4 và tháng 7). Sẽ có hai Thứ sáu ngày 13 hàng năm cho đến năm 2020; Nhưng trong các năm 2021 và 2022 sẽ chỉ có một ngày Thứ 6 ngày 13, tương ứng trong tháng 5 và tháng 8.
Trăng tròn vào tháng 9 được gọi là Trăng mùa thu hoạch. Ảnh: Farmers Almanac
Điều đặc biệt là thứ Sáu ngày 13 (lịch dương) trùng với ngày Trăng tròn (lịch âm) là khá hiếm.
Lần gần đây nhất có sự trùng hợp này là tháng 11 năm 2000. Lần tiếp theo có sự trùng lặp thú vị này sẽ diễn ra vào tận tháng 8 năm 2049.
Vậy nên, ngày thứ Sáu ngày 13 (13/9) hết sức đặc biệt mà phải đến tận 30 năm sau có lại sự trùng hợp này.
Dịp trăng tròn vào tháng 9 được gọi là trăng mùa thu hoạch. Tức là đặt tên theo sự kiện lúc mặt trăng xuất hiện thì người nông dân sẽ đi thu hoạch vụ hè trong suốt buổi chiều tối nhờ vào ánh trăng tỏa sáng.
Trăng mùa thu hoạch (Harvest Moon) là hiện tượng trăng tròn vào ngày gần nhất với thời gian bắt đầu mùa thu, hay thời điểm thu phân ở Nam bán cầu. Theo trang tin Farmers Almanac, hiện tượng này xuất hiện tại Mỹ vào thứ sáu ngày 13/9 theo các múi giờ miền Trung (Bắc Mỹ), miền núi của Bắc Mỹ và Thái Bình Dương.
Người dân ở múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ) có thể vẫn sẽ thấy thoáng qua mặt trăng nhưng vào sau nửa đêm, lúc 0 giờ 33 phút ngày thứ 7 (giờ địa phương).