Bệnh Ebola có thể đat tỷ lệ 90% sống sót trong thử nghiệm mang tính đột phá

(VOH) - Căn bệnh hiểm nghèo Ebola có thể sẽ sớm trở thành bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được trong tương lai khi cuộc thử nghiệm thuốc đặc trị dành cho bệnh này đã đạt kết quả ấn tượng.

Thông tin trên được các nhà khoa học công bố sau khi 4 loại thuốc được đặc chế và tiến hành thử nghiệm trên những bệnh nhân mắc Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo - quốc gia có tỷ lệ bùng phát dịch bệnh này cao nhất hiện nay.

Kết quả cho thấy hơn 90% bệnh nhân được điều trị có thể sống sót nếu được phát hiện và điều trị sớm với loại thuốc được cho là có hiệu quả nhất. Theo các quan chức ngành y tế ở Congo, sắp tới những loại thuốc này sẽ được dùng để điều trị cho tất cả bệnh nhân mắc Ebola tại đây.

ệnh Ebola có thể đat tỷ lệ 90% sống sót trong thử nghiệm mang tính đột phá

Các nhân viên y tế hỗ trợ chôn cất một phụ nữ thiệt mạng vì virút Ebola tại làng Mutwanga, ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo (Ảnh: EPA)

Viện Nghiên cứu dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) là nơi đồng tài trợ cho lần thử nghiệm này, và đã cho biết kết quả nghiên cứu là một tin tức rất tốt đối với cuộc chiến chống lại bệnh Ebola.

Hai trong bốn loại thuốc đạt kết quả ấn tượng trong lần thử nghiệm tên là REGN-EB3 và mAb114, có cơ chế hoạt động là tấn công virus gây bệnh Ebola bằng cách sinh ra các kháng thể và vô hiệu hóa tác động của chúng lên tế bào của người. Các kháng thể trong hai loại thuốc này được phát triển từ những bệnh nhân may mắn sống sót trong đợt bùng phát dịch Ebola vào năm ngoái cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người ở Congo.

Tiến sĩ Anthony Fauci - giám đốc NIAID cho biết đây là "những loại thuốc đầu tiên trong một nghiên cứu khoa học, có tác động rõ rệt và làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong" đối với bệnh nhân Ebola.

Nghiên cứu cũng cho biết hai loại thuốc còn lại trong số bốn loại được thử nghiệm là ZMapp và Remdesivir đã bị loại khỏi nghiên cứu vì ít có hiệu quả hơn.

Nhân viên y tế đang thực hiện tiệt trùng xe cứu thương tại một trung tâm điều trị Ebola ở CHDC Congo (Ảnh: BBC)

Trước đó, vào tháng 6 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cho biết, có 2.025 trường hợp nhiễm Ebola kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 8 năm ngoái tại Congo; trong đó có 1.357 người tử vong. Đây là đợt bùng phát nghiêm trọng thứ 2 do virus Ebola gây ra. 

Một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong cao là do phát hiện muộn. Cứ 4 người mắc bệnh Ebola thì có 1 trường hợp được phát hiện khi quá muộn.

Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới Mai Ri-an ( Mike Ryan) cho biết: “Chúng ta cần phải giải quyết được vòng luẩn quẩn phát hiện muộn và dẫn đến các trường hợp tử vong ngay tại địa phương, lây nhiễm sang người khác. Khi một người nào đó chết do Ebola tại địa phương, sẽ là một thảm họa đối với cộng đồng, vì dễ lây nhiễm sang người khác. Do đó, cần phải phát hiện sớm trường hợp và yêu cầu những người có tiếp xúc với bệnh nhân tiêm vaccine. Cần đảm bảo, nếu họ ốm thì phải cách li, điều trị để giảm số người lây nhiễm”.

Các nhóm y tế của Tổ chức Y tế thế giới đang phải đối mặt với sức ép lớn để phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm Ebola. Theo đó, mỗi ngày các nhóm này phải thực hiện  kiểm tra triệu chứng cho 15.000 người tình nghi nhiễm bệnh.