Trong khi đó, chỉ có khoảng 3.000 trường hợp tử vong liên quan đến thiên tai mỗi năm trong giai đoạn từ 1981 - 2010.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet, vào cuối thế kỷ 20, hai trong số ba người sống ở châu Âu bị ảnh hưởng bởi sóng nhiệt, lũ lụt và các thảm hoạ thời tiết khác - chủ yếu do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, 99% số ca tử vong do thời tiết trong tương lai là do sóng nhiệt (Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần) – do sóng nhiệt có thể gây ra một sự đột biến về bệnh tim mạch, đột quỵ và hô hấp.
Nắng nóng kéo dài sẽ gây ra tỉ lệ tử vong cao (Ảnh: Encomium Magazine)
Giáo sư Andrew Grundstein - Trường Đại học Georgia cho biết: "Điều này được xem xét thông qua ảnh hưởng của các đợt nóng của châu Âu và ở Nga vào năm 2010 – khiến hàng ngàn người chết".
Nam Âu có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dựa trên các dự báo về sóng nhiệt và hạn hán. Hầu hết mọi người sống ở Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Síp, Malta, Bồ Đào Nha và Slovenia đều bị ảnh hưởng bởi thiên tai do thời tiết gây ra, mỗi năm có 700 trên 1 triệu người người chết.
Khác với tử vong liên quan đến nhiệt, tỷ lệ tử vong hàng năm do lũ lụt ở ven biển dự báo sẽ tăng vào cuối thế kỷ này. Hạn hán cũng có thể làm giảm lượng nước cần thiết cho sản xuất lương thực và nhu cầu sử dụng cơ bản của 138 triệu người, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tăng trưởng dân số, đô thị hoá và di cư là những yếu tố dẫn tới rủi ro thiên tai trong tương lai.
Để hiểu những ảnh hưởng trong tương lai của thời tiết khắc nghiệt, các nhà nghiên cứu kết hợp các dự báo về biến đổi khí hậu và tăng dân số với 2.300 bản ghi từ năm 1981 đến năm 2010 để xác định được thảm hoạ và số người chết trên khắp các quốc gia.
Nghiên cứu này cho thấy rằng, trừ khi sự ấm lên toàn cầu bị hạn chế nếu không khoảng 350 triệu người châu Âu có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu cực đoạn vào cuối thế kỷ này.
Các hồ sơ thiên tai cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định "tính dễ bị tổn thương của con người" - mối quan hệ giữa thời tiết và cách thức ảnh hưởng đến con người - và các thảm hoạ liên quan đến thời tiết là sóng nhiệt, sóng lạnh, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt...
Theo nghiên cứu, mặc dù sóng lạnh dự kiến sẽ giảm do nhiệt độ toàn cầu tăng lên nhưng điều này cũng không thể bù lại cho những thiệt hại do sóng nhiệt, lũ lụt, cháy rừng, bão và hạn hán - những thảm hoạ gây thương tích trực tiếp.