Giáo dục Việt Nam đã tạo ra nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao

(VOH) - Không ít chuyên gia cho rằng, giáo dục Việt Nam đã tạo ra nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Tại Hội thảo "Xu hướng giáo dục thế giới và Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức vào chiều nay (9/11), các diễn giả cho rằng, giáo dục Việt Nam đã tạo ra nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Tại hội thảo, các diễn giả có thời gian công tác tại c quốc gia trên thế giới, đặc biệt 3 quốc gia có nền giáo dục tiên tiến là Israel, Singapore và Phần Lan, có chung nhận định - Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu thế giới, đặc biệt đối với ngành công nghệ, STEM...

Điều này, trái ngược với những nhận định, những phê bình, đánh giá tiêu cực về nền giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian qua.

nguồn nhân lực, đổi mới giáo dục

Các diễn giả tham gia chương trình

Chị Phạm Hải Yến, 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Bộ Giáo dục Singapore cho rằng, một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nhờ môn Toán đã dạy cho học sinh tư duy sâu, là nền tảng tốt cho nguồn lực lập trình.

Chị Phạm Hải Yến chia sẻ tại hội thảo thông qua hệ thống mạng: "Khi về Việt Nam, tôi thấy mọi người chê nền giáo dục trong nước rất nhiều. Ở góc độ của mình, đặc biệt khi làm hệ sinh thái khởi nghiệp, làm việc với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm... tôi thấy các nhà đầu tư đổ vào Việt Nam rất nhiều. Họ cho rằng, nguồn nhân lực Việt Nam được giáo dục tốt, có khả năng thích ứng, đam mê học tập, có kỹ năng lập trình rất tốt so với các quốc gia Nam Á".

Những khó khăn hiện nay Việt Nam gặp phải như khó thu hút người giỏi theo ngành sư phạm, nặng thành tích, ngại thay đổi... cũng là vấn đề của các nước.

Để giải quyết, Israel mời gọi những người làm việc ở các doanh nghiệp quay lại làm công tác giảng dạy. Singapore thì có nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Ở Phần Lan, ngoài việc không phải tổ chức thi cử, các giáo viên được trao quyền tự quyết về thời lượng, phương pháp giáo dục...

Giáo dục Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ phù hợp với xu thế chung. Việc triển khai chương trình phổ thông mới đang được mong đợi sẽ mang lại những thay đổi tích cực.

Thay cho chương trình cũ trước đây nặng về kiến thức - học để biết, chương trình mới sẽ quan tâm đến hình thành năng lực - học để làm. Trong đó, nguyên tắc dạy học chương trình môn Toán sẽ đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, tổ chức học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức, học với nhiều cách thức khác nhau.

Tiến sĩ Phạm Sỹ Nam, Đại học Sài Gòn, Thành viên Ban soạn thảo chương trình môn Toán, phân tích: "Lâu nay, chúng ta không thể tin một công ty vận chuyển mà không phải bỏ tiền để mua phương tiện. Nhưng thực tế Grab là như vậy. Họ không mất tiền để mua ô tô, xe máy. Đó là sự thay đổi trong xã hội. Việc dạy ở trường phổ thông cũng phải làm sao tạo cơ hội cho các em vận dụng kiến thức giải thích được. Về mặt Toán, tiền lãi = tiền thu về - chi phí. Trong các giải pháp chúng ta cần tạo những cơ hội để giúp học sinh thông qua bài học, ở đây là bài học về phép trừ, có thể hiểu thêm về cuộc sống" .

Chung kết hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi năm 2019 - Sáng nay (9/11), Thành Đoàn TPHCM tổ chức vòng chung kết và trao giải hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi năm 2019 với chủ đề “Người truyền cảm hứng”.

Chung kết cuộc thi Tiếng Anh trong cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 - Sáng nay (9/11), Ban Thường vụ Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TPHCM tổ chức chung kết cuộc thi Tiếng Anh trong cán bộ, công chức, viên chức năm 2019.

Bình luận