Tiêu điểm: Nhân Humanity

Làm gì để môn lịch sử hấp dẫn người học?

(VOH) - Sáng 15/10, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng về giáo dục Lịch sử trong chương trình Giáo dục phổ thông cho giáo viên cốt cán thuộc các cấp học của 32 tỉnh thành phía Nam.

Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019, bài thi Lịch sử tiếp tục lập kỷ lục là bài thi có điểm thấp nhất với mức điểm trung bình là 4.3. Trong đó, đến 70% thí sinh có điểm thi dưới trung bình.

Nhiều nguyên nhân được đặt ra như tâm lý phân biệt môn chính môn phụ ở người học, việc tổ chức dạy và học chưa hiệu quả, cách ra đề chưa phù hợp ... Trong khi đó, môn Lịch sử là môn học chủ đạo góp phần hình thành nhân cách, tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng một trong những phẩm chất cần hình thành ở học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lịch sử phát triển các nước trên thế giới cũng cho thấy, việc giữ gìn bản sắc văn hoá là yếu tố sống còn của một quốc gia, dân tộc. Điều này lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Hữu Độ, môn lịch sử

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Hữu Độ cho rằng, hội nghị lần này nhằm hiện thực hoá quyết tâm đưa môn Lịch sử trở thành môn học thu hút học sinh. Cụ thể, giúp học sinh có được tư duy lịch sử, hiểu và vận dụng được các bài học lịch sử vào thực tiễn; giáo dục lòng yêu nước, truyền thống văn hoá; từ đó có những định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ: "Tôi rất muốn cùng các thầy cô quyết tâm đưa môn Lịch sử trở thành môn học hấp dẫn, để học sinh thấy nhu cầu thật sự cần học. Trước đây, nếu chúng ta lấy động lực từ bên ngoài tác động vào bên trong bắt các em thích học, nhưng nếu trở thành nhu cầu học, các em sẽ chủ động chiếm lĩnh kiến thức, biến quá trình học thành tự học sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn". 

Chương trình bồi dưỡng sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ 15 đến 17/10, với các vấn đề như bổ sung cập nhật, rà soát tinh giản nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Xây dựng Thành phố thông minh: Trường đại học phải xem là trách nhiệm của mình - Sáng 15/10), Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 16 của Trường Đại học Bách Khoa - (ĐHQG TPHCM) đã được tổ chức với chủ đề Xã hội xanh và thông minh.

Bảng chữ cái Hy Lạp và cách đọc chuẩn nhất - Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ thống 24 ký tự được dùng để viết tiếng Hy Lạp. Mỗi ký tự đều mang những ý nghĩa riêng.

Bình luận