Chờ...

Nguyên tắc năm ngón tay khi sử dụng mạng xã hội

(VOH) - Chuyên đề “Ứng xử văn hóa trên mạng xã hội” được tổ chức cho hơn 1.500 học sinh trường Trung học phổ thông Ten Lơ Man, quận 1.

Trước khi đặt bàn tay mình lên bàn phím bày tỏ ý kiến ở bất kỳ một vấn đề nào đó trên mạng xã hội, học sinh hãy thật cẩn thận. Một bàn tay có năm ngón, mỗi ngón đều mang một ý nghĩa tượng trưng cho việc sử dụng và ứng xử đúng cách trên mạng xã hội. Báo cáo viên Đỗ Thị Trà My chia sẻ nguyên tắc “bàn tay” khi sử dụng mạng xã hội, tại chuyên đề Ứng xử văn hóa trên mạng xã hội cho hơn 1.500 học sinh trường Trung học phổ thông Ten Lơ Man, quận 1 vừa diễn ra. Sự kiện nằm trong chuỗi chương trình do Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên Thành phố thực hiện tại các trường học trên địa bàn Thành phố.

 Báo cáo viên Đỗ Thị Trà My chia sẻ nguyên tắc “bàn tay” khi sử dụng mạng xã hội

 Báo cáo viên Đỗ Thị Trà My chia sẻ nguyên tắc “bàn tay” khi sử dụng mạng xã hội

Với nguyên tắc bàn tay, học sinh khi sử dụng mạng xã hội cần nhớ 5 bước. Đó là đọc có chọn lọc, “Like” có chừng mực, bình luận có trách nhiệm, chia sẻ có chọn lọc, cuối cùng là bình tĩnh trong mọi trường hợp.

NGÓN CÁI: Đọc có chọn lọc. Chúng ta nên đọc những thông tin có nguồn gốc, có căn cứ. Mạng xã hội đầy rẫy thông tin, người thông minh sẽ chọn lọc những thông tin có ích để tiếp cận, họ biết rõ rằng những thông tin xấu, không những làm cho hiểu biết sai lệch, dẫn đến nhận thức và hành động sai lệch.

NGÓN TRỎ: “Like” có chừng mực. Chúng ta “like”, “thả tim” cho các bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội hãy cân nhắc, tránh “like dạo” mà không xem kỹ nội dung, nút “like” là cách thể hiện chính kiến của chúng ta

NGÓN GIỮA: Bình luận có trách nhiệm. Bình luận trên mạng xã hội thường tạo ra 2 xu thế, đồng tình hoặc phản bác luận điểm của đối phương. Bình luận trách nhiệm là có suy nghĩ, cân nhắc, nội dung bình luận của ta có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đối phương, kết quả/ hậu quả sau cùng của câu chuyện là gì?! Khi ta có tôn chỉ đó, ta sẽ bình luận văn minh hơn. Đừng để cảm xúc lấn ác, khiến “tay nhanh hơn não” và xảy ra những tình huống khó lường.

NGÓN ÁP ÚT: Chia sẻ có chọn lọc. Cẩn thân với những thông tin giật gân, bởi đại đa số thông tin đó là giả để “câu view” hoặc một mục đích nào đó của người tung tin. Chia sẻ những trào lưu tốt, tạo hiệu ứng tích cực trong cuộc sống là việc tốt. Với những tin tiêu cực, bạn hãy cẩn thận, bởi có khi, chính nút “share” đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.

NGÓN ÚT: Bình tĩnh trong mọi trường hợp. “Nếu không nói được lời tốt đẹp, hãy im lặng” đó là câu thần chú mỗi khi mất bình tĩnh với những tình huống trên thế giới ảo. Bởi cảm xúc, cuộc sống và sự ảnh hưởng của sự việc đó lên cuộc sống thực của chúng ta.

Bà Đỗ Thị Trà My chia sẻ thêm, những nạn nhân bị ném đá trên mạng xã hội dẫn đến cái kết phải tự tử, những trào lưu tiêu cực ảnh hưởng đến giới trẻ, những thói quen xấu hình thành từ việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách. Bên cạnh đó, những trào lưu tích cực như Challenge for change – Trào lưu dọn rác đã tạo sức ảnh hưởng rất lớn trong giới trẻ về bảo vệ môi trường, hay trào lưu Mỗi ngày một câu chuyện đẹp đã lan toả những điều tốt đẹp trong cuộc sống, học đường.

Rà soát, xác định rõ đối tượng đào tạo nhân lực có tay nghề cao - (VOH) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp tinh gọn, hiệu quả.