Sách Kỹ Năng Báo Nói: Chương III - KỸ THUẬT PHÁT THANH

(VOH) - Khi đề cập đến âm thanh trong lĩnh vực phát thanh, đặc biệt là âm thanh trong phòng thu, ta cần quan tâm đến các vấn đề cơ bản của âm thanh: sự phản xạ, hấp thụ, nhiễu xạ và khúc xạ.

Một số thuật ngữ âm thanh:

Biên độ (âm lượng): được hiểu là mức lớn - nhỏ của âm thanh.

Bước sóng: là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hay khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất) hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng tại một thời điểm nhất định.

Tần số: là dao động của sóng âm thanh được tính theo thời gian 1 giây.

Tiến trình: là quá trình hình thành cho đến khi kết thúc của âm thanh. 

3.1 Âm thanh – yếu tố then chốt trong chương trình phát thanh

3.1.1 Âm thanh là gì ?

Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Lưu ý, âm thanh mà tài liệu này đang đề cập là âm thanh có thể nghe được bằng thính giác của con người có biên độ phù hợp, tần số từ 20Hz đến 20Khz, khác với ngưỡng âm thanh tần số cao, vượt khỏi khả năng nghe thấy của tai con người, có tần số cao hơn 20Khz gọi là siêu âm.

Hãy tưởng tượng khi ném một hòn đá vào hồ nước sẽ tạo ra một loạt gợn sóng trên mặt hồ. Hình ảnh các gợn sóng đó chính là cách sóng âm thanh di chuyển trong không khí.

Sách Kỹ Năng Báo Nói: Chương III - KỸ THUẬT PHÁT THANH

Hình 3.1 Miêu tả sóng âm thanh theo dạng hình sin 

Khi đề cập đến âm thanh trong lĩnh vực phát thanh, đặc biệt là âm thanh trong phòng thu, ta cần quan tâm đến các vấn đề cơ bản của âm thanh: sự phản xạ, hấp thụ, nhiễu xạ và khúc xạ.

• Phản xạ (Reflection): là hiện tượng âm thanh khi lan truyền bị phản xạ bởi bề mặt của một vật thể nào đó. Âm thanh phản xạ là nguồn gốc của tiếng “vang” (echo) và hiện tượng sóng đứng (standing wave).

Mời bạn đọc xem bản đầy đủ sách Kỹ năng báo nói do VOH thực hiện tại đây.