Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức đào tạo thạc sĩ Báo chí học từ năm 2021

(VOH) - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh công bố quyết định mở ngành đào tạo thạc sĩ Báo chí học.

TS. Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Nhà trường đã kí quyết định mở ngành và giao cho Khoa Báo chí và Truyền thông chịu trách nhiệm đào tạo. Thông tin về chương trình cụ thể như sau:

  1. Ngành: Báo chí học (Journalism Studies)
  2. Mã ngành: 8320101
  3. Đơn vị đào tạo: Khoa Báo chí và Truyền thông
  4. Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được tổ chức trong thời gian 2 năm với 64 tín chỉ. Học viên phải hoàn tất chương trình đào tạo và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ để được cấp bằng thạc sĩ Báo chí học.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức đào tạo thạc sĩ Báo chí học từ năm 2021 1
Ảnh minh họa: hcmussh.edu.vn

Học viên sẽ học các môn bắt buộc và tự chọn như: Lý thuyết báo chí và truyền thông, Luật báo chí và đạo đức nghề báo, Phương pháp nghiên cứu báo chí, Báo chí và truyền thông quốc tế, Báo chí và truyền thông xã hội, Tiếng Anh học thuật về báo chí, Quan hệ công chúng, Nghiên cứu báo chí, truyền thông và văn hóa đại chúng, Nghiên cứu báo chí, truyền thông và các vấn đề xã hội…Triết học, Ngoại ngữ và thực hiện luận văn thạc sĩ với tổng khối lượng toàn khóa là 64 tín chỉ.

Chương trình đào tạo sẽ giúp học viên học chuyên sâu về các khối lượng kiến thức lý luận, phương pháp tác nghiệp, kiến thức liên ngành mở rộng cho nghiên cứu và kiến thức nghiên cứu về báo chí.

Học viên chương trình sẽ học ngoài giờ hành chính tại số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng thuộc nhóm ngành đúng - không phải bổ sung và chuyển đổi kiến thức.

Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Báo chí và Truyền thông theo Thông tư Ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học số 24/2017/ QĐ-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (gồm: Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Công nghệ truyền thông, Truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng) hoặc bằng Cử nhân Báo chí và Truyền thông nước ngoài và có giá trị tương đương.

Đối tượng phải bổ sung kiến thức

a) Đối tượng thuộc nhóm ngành gần - phải bổ sung 10 tín chỉ

Các ngành gần trong nhóm Báo chí và Thông tin gồm: Thông tin - thư viện (7320201), Quản lý thông tin (7320205), Lưu trữ học (7320303), Bảo tàng học (7320305), Xuất bản (7320401), Kinh doanh xuất bản phẩm (7320402) (Mã ngành theo Thông tư Ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học số 24/2017/ QĐ-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Danh mục các môn học bổ sung kiến thức:

  1.  

Tên học phần

Số tín chỉ tối thiểu
yêu cầu đạt được

  1.  

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

  1.  
  1.  

Tác phẩm và thể loại báo chí

  1. 4
  1.  

Ngôn ngữ báo chí

  1.  

 

Tổng cộng

  1. 0 tín chỉ

b) Đối tượng thuộc nhóm ngành khác (thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn): bổ sung 15 tín chỉ.

Các ngành còn lại không thuộc nhóm ngành đúng và nhóm ngành gần (Mã ngành theo Thông tư Ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học số 24/2017/ QĐ-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhưng thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn.

Danh mục các môn học bổ sung kiến thức:

  1.  

Tên học phần

Số tín chỉ tối thiểu yêu cầu đạt được

  1.  

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

  1.  
  1.  

Tác phẩm và thể loại báo chí

  1. 4
  1.  

Lịch sử báo chí

  1. 2
  1.  

Ngôn ngữ báo chí

  1.  
  1.  

Viết tin và tường thuật

  1. 3

 

Tổng cộng

  1. tín chỉ

c) Đối tượng thuộc nhóm ngành khác (không thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn): bổ sung 20 tín chỉ.

Danh mục các môn học bổ sung kiến thức:

  1.  

Tên học phần

Số tín chỉ tối thiểu yêu cầu đạt được

  1.  

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

  1.  
  1.  

Tác phẩm và thể loại báo chí

  1. 4
  1.  

Lịch sử báo chí

  1. 2
  1.  

Ngôn ngữ báo chí

  1.  
  1.  

Viết tin và tường thuật

  1. 3
  1.  

Phóng sự và điều tra

  1.  
  1.  

Nghiệp vụ phóng viên

  1.  

 

Tổng cộng

20 tín chỉ

Môn thi tuyển: thí sinh phải thi 3 môn gồm

- Môn cơ bản: Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông

- Môn cơ sở: Tác phẩm và thể loại báo chí

- Môn ngoại ngữ: Theo quy định chung

Thời gian thi dự kiến là tháng 5 năm 2021.

Học phí: học phí dự kiến là 23.000.000 đồng/1 năm học