Unesco vào cuộc để bảo tồn rạn san hô Great Barrier ở Úc

(VOH) - Từ nay đến 2050, rạn san hô kỳ vĩ Great Barrier có thể bị tuyệt diệt. Để tránh rơi vào kịch bản “đen tối” này, các nhà khoa học và bảo vệ môi trường đang có ý định rút hệ sinh thái độc đáo này ra khỏi danh sách di sản thế giới của Unesco.

Đó là mục đích của cuộc gặp gỡ hôm 10/3 của nhiều nhà khoa học và bảo vệ môi trường: đưa Great Barrier ra khỏi danh sách di sản Unesco.

Yêu cầu này chính xác đến từ các nhà bảo vệ môi trường chứ không phải từ các tập đoàn dầu mỏ hay khoáng sản nào. Và dù yêu cầu hạ bậc này nghe có vẻ mâu thuẫn với quan điểm bảo tồn Great Barrier nhưng thực tế, nó lại giúp bám sát mục tiêu này.

Các nhà bảo vệ rặng san hô Great Barrier muốn gây cú sốc với chính phủ Úc. Vì nước này vừa thể hiện sự không mấy quan tâm đến rạn san hô lớn nhất  thế giới này bằng cách chấp thuận cho khai thác mỏ than ở bang Queensland, nơi giáp với rạn san hô.

Ngoài ra, chính phủ còn chấp thuận một dự án khai thác mỏ có nguy cơ xả tới 80 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong một năm, cũng gần rạn san hô lớn này. Tuy nhiên, hiện nay rạn san hô dài 2.600km này đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng trái đất nóng lên, khiến cho 93% số san hô bị tẩy trắng.

 Rạn san hô Great Barrier ở Úc. Ảnh: Getty Image

Ảnh: Pinterest

Để đối mặt với chính phủ gần như phớt lờ yêu cầu của các nhà bảo vệ hệ sinh thái san hô Great Barrier, ý tưởng chính là cần có những biện pháp mạnh hơn. Dù nhiều nhà khoa học đã vẽ ra thảm cảnh của Great Barrier, nhưng nó vẫn tiếp tục nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của Unesco từ 1981.

Do đó, các nhà bảo vệ thiên nhiên đang chờ đợi chứng minh rằng tình trạng của rạn san hô Great Barrier xác thực được việc cần phải hạ bậc cho nó, xếp vào danh sách các di sản thế giới đang bị nguy hiểm. Dù rằng việc hạ bậc này sẽ là một điều sỉ nhục đối với một quốc gia tiên tiến như Úc. Và kết quả của việc này có thể sẽ là nhiều dự luật nghiêm khắc về bảo tồn hệ sinh thái dưới biển này được thông qua.

Bình luận