Tuy nhiên, đa số chỉ khoảng 20% bệnh nhân đến bệnh viện trong “thời gian vàng”, tức khoảng từ 4-6 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ. Tuy nhiên, với phần mềm trí tuệ nhân tạo Rapid, “thời gian vàng” của bệnh lý đột quỵ được mở rộng đến 24 giờ sau khi khởi phát bệnh.
Phần mềm này cũng xác định được các vùng não có nguy cơ tổn thương, hoại tử trong những giờ tiếp theo, đây là điều vô cùng quan trọng giúp các bác sĩ có quyết định sử dụng kỹ thuật cao để tái thông, làm tan cục máu đông, hồi phục tổn thương, hạn chế di chứng yếu liệt cho bệnh nhân.
Đây được xem là tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và mang đến hy vọng cho bệnh nhân rất lớn trong nâng cao hiệu quả điều trị khi mà tình hình bệnh nhân đột quỵ ngày càng gia tăng.
Bác sĩ Huy Thắng khuyến cáo bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Để rõ hơn về phần mềm trí tuệ nhân tạo này, phóng viên Nhất Hương đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội đột quỵ Thành phố - Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115:
VOH: Thưa bác sĩ với vai trò chủ tịch Hội đột quỵ thành phố, ông chia sẻ tình hình bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 như thế nào?
Bác sĩ Huy Thắng: Năm vừa qua riêng ở khoa bệnh lý mạch máu não vượt quá 12.000 bệnh nhân, chưa kể chúng tôi phải nhờ khoa kế bên chữa thêm 5.000 bệnh nhân nữa để các quý vị hình dung rằng tổng số lượng bệnh nhân đột quỵ đến với Bệnh viện Nhân dân 115 không thể dưới con số 17.000, 18.000 bệnh nhân …đây con số rất là lớn.
Nếu chúng ta nhìn vào con số ước tính của Bộ Y tế mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ thì riêng tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã có khoảng 20.000 bệnh nhân, chiếm 1/10 dân số bị đột quỵ nằm ở bệnh viện này. Điều đó thực sự là một con số cực kỳ quá lớn !
VOH: Thưa bác sĩ, phần mềm RAPID trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ có những ưu việt gì ?
Bác sĩ Huy Thắng: Nếu như với kỹ thuật chụp hình ảnh thông thường nói cho phép người bác sĩ chỉ thấy được vùng như mô não bị hoại tử nghĩa là vùng não chết và chúng ta không thể thấy được vùng nhu mô não sẽ nằm trong nguy cơ chết trong những giờ tiếp theo.
Như vậy có nghĩa với phần mềm này, điều hết sức quan trọng bởi vì chúng ta thấy được bệnh nhân còn vùng như mô não có thể cứu được, điều đó hết sức quan trọng để người bác sĩ quyết định tiếp tục được điều trị lấy huyết khối hay không. Bởi vì nếu bệnh nhân đã hoại tử hoàn toàn não rồi mình tiếp tục điều trị nữa thì chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả gì nữa ngoài với chi phí tốn kém mà thôi
Nếu mình không có phần mềm này thì trước giờ những bệnh nhân nằm ngoài vùng cửa sổ kinh điển 6 giờ khi đến bệnh viện thì mình từ chối điều trị can thiệp hết vì không biết vùng như mô não sẽ chết là như thế nào, khi cửa sổ thời gian cho phép chúng ta là 6 giờ, còn trên 6 giờ về mặt nguyên tắc chúng ta không được điều trị bởi vì quá giờ cho phép.
Tóm lại với phần mềm này giúp chúng ta mở rộng cửa sổ thời gian ra từ 6 giờ có thể kéo dài đến 24 tiếng sau khi bệnh nhân khởi phát các triệu chứng đột quỵ như vậy sẽ có thêm rất nhiều các bệnh nhân có lợi với phương pháp này.
Cụ thể trước kia nếu bệnh nhân đến bệnh viện từ 10 tiếng kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ thì chúng ta sẽ không điều trị gì cả nhưng bây giờ 10 tiếng, 12 tiếng, 13 tiếng vẫn được chụp bằng phần mềm này và nếu thấy bệnh nhân chúng ta còn vùng tế bào não còn sống thì chúng ta sẽ tiếp tục điều trị
VOH: Thưa bác sĩ, rõ ràng với kỹ thuật máy này nó sẽ mang lại tia sáng, niềm hi vọng rất lớn cho bệnh nhân đột quỵ bởi vì chúng ta biết từ trước đến nay thời gian vàng được khuyến nghị cho bệnh nhân đột quỵ chỉ từ 4 đến 6 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ ?
Bác sĩ Huy Thắng: Thực sự nó mang lại hữu ích, mang lại niềm hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân đột quỵ mà không may mắn vì lý do gì đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện trễ tuy nhiên tôi xin nó một lần nữa dù chúng ta có phần mềm này mang đến nhiều hy vọng cho bệnh nhân nhưng tôi khẳng định rằng bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt kết quả điều trị càng thành công.
Như vậy cũng đừng nghĩ rằng chúng ta có phần mềm này rồi thì được quyền trì hoãn trong việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện khi mà bệnh nhân bị đột quỵ, điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì chúng ta chữa trị cho bệnh nhân trong 1 giờ đầu thì kết quả sẽ hoàn toàn khác với 2 giờ, 3 giờ theo trình tự như thế.
Chúng ta mở rộng thời gian sẽ làm tăng cơ hội cho bệnh nhân nhưng mà cho tôi khẳng định một điều đối với bệnh nhân đột quỵ cần điều trị càng sớm càng tốt.
Khi người thân của chúng ta bị đột quỵ thì hãy đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt đừng trì hoãn việc đưa đến bệnh viện bất kỳ lý do gì.
VOH : Cảm ơn bác sĩ !