Ứng dụng tư duy thiết kế giải quyết vấn đề

(VOH) - Tư duy thiết kế là một thuật ngữ cho một cách tiếp cận cụ thể để giải quyết vấn đề. Vậy áp dụng tư duy thiết kế vào vấn đề trong cuộc sống như thế nào?

Tư duy thiết kế là gì?

Tư Duy Thiết Kế (hoặc suy nghĩ sáng tạo) là một quá trình giải quyết thực tế sáng tạo các vấn đề hoặc các vấn đề để tìm kiếm một kết quả trong tương lai được cải thiện. Đó là khả năng cần thiết để kết hợp sự đồng cảm, sáng tạo và tính hợp lý để đáp ứng nhu cầu người sử dụng và kinh doanh thành công.

Không giống như tư duy phân tích, tư duy thiết kế là một quá trình sáng tạo dựa trên việc "xây dựng" ý tưởng. Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận suy nghĩ theo hướng giải quyết một vấn đề và không liên quan đến sản phẩm đầu tiên do đó loại trừ nỗi sợ thất bại.

quy trình tư duy thiêt kế với 5 bước

Quy trình tư duy thiết kế với 5 bước

Bước 1. Empathize – Thấu hiểu vấn đề

Mỗi khi “đụng độ” một vấn đề khó khăn, hãy tập thói quen đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu sắc ngọn nguồn vấn đề. Thấu hiểu những nhu cầu, những nỗi khó khăn mà nó gây ra.

Bước 2. Define – Mô tả vấn đề

Sau khi có sự thấu hiểu toàn diện về mọi mặt của vấn đề, phải biết cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu tất cả những mảnh ghép đó. Để có được một bức tranh tổng thể, mà nhìn vào đó người ta có thể thảo luận để sáng tạo ra giải pháp.

tu duy thiết kế - sơ đồ xương cá

Fishbone Diagram – Sơ đồ xương cá

Công cụ hỗ trợ: Fishbone Diagram – sơ đồ xương cá, một biến thể của mindmap và rất hữu dụng trong giải quyết vấn đề. Từng nhánh xương cá sẽ là 6 nhóm vấn đề.

Bước 3. Ideate – Sáng tạo giải pháp

Ở bước này, cũng là bước thú vị nhất, bạn và đồng nghiệp sẽ tự do sáng tạo ra hàng trăm ý tưởng đột phá để giải quyết vấn đề. Dựa trên sự thấu hiểu vấn đề được mô tả bằng sơ đồ xương cá.

Công cụ hỗ trợ: Brainstorming, một khái niệm khá quen thuộc trong các buổi họp tại công sở, nhưng sự thật là không phải ai cũng biết sử dụng Brainstorm hiệu quả.

các bước Brainstorming

Các bước Brainstorming

Brainstorming – Toàn bộ quá trình Brainstorming cần thực hiện theo 5 bước sau:

1- Mô tả và giải thích vấn đề với mọi người tham gia, dựa trên Fishbone Diagram.

2- Thông báo quy luật làm việc, Không-Phán-Xét bất kỳ giải pháp nào được đưa ra.

3- Xây dựng kho ý tưởng bằng cách mỗi người tự ghi tất cả giải pháp của mình cho vấn đề đó lên một tờ giấy note, càng nhiều càng tốt, không quan tâm tính đúng sai.

4- Thảo luận, phân loại tất cả ý tưởng thành từng vùng tương đồng, chọn ra 1-2 ý tưởng tốt nhất cho mỗi vùng.

5- Đánh giá những ý tưởng đã được lọc ra và chọn 1-2 giải pháp tối ưu.

Bước 4. Prototype – Làm mẫu

Đây là lúc bạn cần sử dụng những công nghệ hỗ trợ, để làm ra một số sản phẩm hay giải pháp mẫu cho vấn đề đang đề cập.

Công nghệ in ấn 3D khi ra đời đã được xem như là một bước nhảy đột phá để thực hiện thao tác này. Nó cho phép tạo ra sản phẩm mẫu một cách đơn giản và nhanh nhất.

Bước 5. Test – Thử nghiệm

Sau khi có sản phẩm mẫu, bạn cần so sánh lại với Fishbone Diagram xem có giải quyết được vấn đề một cách triệt để hay chưa.

Thu thập ý kiến, nhận xét của người sử dụng sản phẩm cũng là một cách thử nghiệm đơn giản, nhằm đảm bảo tính hữu dụng của nó.

Ứng dụng tư duy thiết kế

Ngày nay, nó được áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp mới trong mọi mặt của cuộc sống. Ví dụ như trong quản lý điều hành, trong thiết kế sản phẩm, trong giáo dục, văn hóa…

Như bạn thấy, tư duy thiết kế chủ yếu là cách giải quyết vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng cho bất kỳ vấn đề nào. Nó có thể giúp bạn đưa ra những lợi thế sáng tạo, cạnh tranh.