Danh mục hàng hóa nguy hiểm và những lưu ý khi vận chuyển

(VOH) – Những yêu cầu bắt buộc về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ mà các cá nhận thực hiện vận tải hàng hóa phải lưu ý các điều kiện sau.

1. Hàng hóa nguy hiểm là gì?

1.1 Khái niệm

Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng hóa trong quá trình bảo quản, vận chuyển, giao hàng có thể phát sinh những sự cố như bùng cháy, bùng nổ, độc hại, phóng xạ...gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia, huỷ hoại hàng hoá, làm hư hỏng phương tiện, công trình. 

Từ khái niệm trên có thể thấy một món hàng hóa được gọi là hàng nguy hiểm khi:

  • Loại hàng hóa đó chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người
  • Loại hàng hóa đó có chứa các chất gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự, an toàn, an ninh quốc gia.
  • Loại hàng hóa đó có chứa các chất gây nguy hiểm cho giao thông đường bộ trong toàn hành trình vận chuyển.

1.2 Danh mục hàng hóa nguy hiểm

Dựa theo tính chất hóa, lý của sản phẩm thì hàng nguy hiểm được phân chia thành các loại như sau:

Chất nổ: Bao gồm các chất nổ và vật liệu nổ công nghiệp

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 1
Vật liệu nổ (Ví dụ: Pháo hoa, pháo sáng...)

Chất khí: Gồm có khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 2
Khí dễ cháy (Ví dụ: Bình xịt, khí đốt...)

Chất lỏng dễ cháy

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 3
Chất lỏng dễ cháy 

Chất rắn dễ cháy

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 4
Chất rắn dễ cháy 

Chất ô-xy-hóa và chất pe-rô-xít hữu cơ

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 5
Peroxit hữu cơ (Ví dụ: Dụng cụ sửa chữa bằng sợ thuỷ tinh) 

Các chất độc hại, các chất lây nhiễm

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 6
Chất độc hại (Ví dụ: Thuốc trừ sâu)

Các chất ăn mòn

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 7
Chất ăn mòn (Ví dụ: Thuốc tẩy, thuốc vệ sinh đường ống) 

Các chất phóng xạ

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 8
Chất phóng xạ (Ví dụ: Máy dò khói)

Các chất và hàng nguy hiểm khác

Những yêu cầu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải biết? ảnh 9
Các chất và hàng nguy hiểm khác (Ví dụ: Túi hơi an toàn hoặc nam châm, điện thoại hoặc máy tính xách tay...)

Xem thêmNhận biết hiệu lệnh bằng tay và còi của người điều khiển giao thông

2. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bạn cần biết gì?

2.1 Yêu cầu về giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Việc cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm. Vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

  • Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.
  • Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

2.2 Điều kiện về đóng gói, bao bì, vật chứa, ghi nhãn và biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm

Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng với loại hàng hóa.

Ðối với những loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý chuyên ngành công bố.

Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đủ vững chắc để chịu được những va chạm tác động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp. Có khả năng chống được sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong, có khả năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố. 

Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Bên ngoài bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm ở nơi dễ nhìn thấy. 

Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

Xem thêm: Khi vượt xe, làm theo 4 chú ý này bạn sẽ được an toàn

2.3 Điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm

Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng một phương tiện hoặc toa xe.

Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị che phủ phải phù hợp với các yêu cầu đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.

Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã mô tả trong Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm. 

Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.

2.4 Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua công trình hầm, phà

Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.