Chờ...

Đầu tư làm đường tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để kéo giảm giá thành

(VOH) - Theo kỹ sư Lê Thanh Bền, Phó Chủ tịch thường trực Pacific Group, Chính phủ có thể linh hoạt khuyến khích nhà đầu tư cao tốc tại VN ứng dụng công nghệ làm đường mới.

Việt Nam đang quyết tâm hoàn thành cao tốc Bắc Nam và các cao tốc liên vùng trong thời gian ngắn nhất. Bộ Giao thông Vận tải cùng các địa phương ráo riết tổ chức mời thầu, mời các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam và các cao tốc liên vùng. Hiện nay, với phương thức BOT và PPP, nhà đầu tư tư nhân trong nước và nhà đầu tư quốc tế có thể dễ dàng tham gia đấu thầu để trở thành chủ đầu tư dự án đường cao tốc tại Việt Nam.

Khi xem xét suất đầu tư cao tốc Bắc Nam do Bộ GTVT đưa ra là 115 tỷ đồng/km, các chuyên gia thường tranh luận theo hai hướng: hướng thứ nhất cho rằng suất đầu tư là phù hợp có tính toán đầy đủ đến điều kiện Việt Nam.

Hướng thứ hai cho rằng suất đầu tư còn cao so với các nước khác. Về cơ bản, suất đầu tư cao tốc tại Việt Nam đã được Bộ Giao thông Vận tải và các chuyên gia đầu ngành tính toán thận trọng dựa trên điều kiện hiện tại của Việt Nam.

Một phương pháp tiếp cận để kéo suất đầu tư cao tốc xuống thấp hơn chính là việc đổi mới phương pháp đầu tư, đổi mới chính sách đầu tư. Cụ thể, Chính phủ có thể linh hoạt khuyến khích nhà đầu tư cao tốc tại Việt Nam ứng dụng công nghệ làm đường mới, loại công nghệ mà có thể kéo giảm chi phí đầu tư cũng như thời gian thi công.

Công nghệ làm đường đổi mới sẽ sử dụng ít vật liệu, khai thác vật liệu tại chỗ sẽ khiến cho chi phí đầu tư kéo giảm rất đáng kể.

Đầu tư làm đường tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để kéo giảm giá thành 1
Một đoạn cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do nhà đầu tư trong nước thực hiện

Một công nghệ làm đường cao tốc, đường băng sân bay ưu việt phải kể đến, đã được ứng dụng tại Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Úc và một số quốc gia đang phát triển khá hiệu quả là công nghệ Nano đường giao thông, sử dụng hoạt chất ổn định đất.

Công nghệ Nano ổn định đất này kéo giảm chi phí thi công, chi phi vật liệu (tổng chi phí kéo giảm xuống từ 15 đến 40% tùy địa chất công trình) và có độ bền công trình tối ưu hiện do Tập đoàn Troy International độc quyền phân phối tạ Việt Nam

Ngoài ra có thể kể đến các công nghệ thiết bị thi công tường chắn, taluy, bó vỉa tốc độ nhanh và tiết kiệm vật liệu xây dựng. Công nghệ tường chắn của Shaw Technology Hoa Kỳ, đối tác của Pacific Group Việt Nam có thể keo giảm chi phí xây dựng xuống 15% đến 40% tùy địa hình và địa chất khu vực.

Trong xây dựng công trình giao thông nói riêng và các công trình hạ tầng nói chung, khi chủ đầu tư có giải pháp thi công mới, ứng dụng công nghệ mới kéo giảm không những chi phí vật liệu mà còn kéo giảm thời gian thi công. Việc kéo giảm thời gian thi công chính là giúp cho dự án tiết kiệm đáng kể chi phí thực hiện.

Lấy ví dụ, một đường cao tốc thi công 5 năm kéo giảm còn 3 năm. Ngoài việc đưa vào vận hành khai thác sớm hơn 2 năm phục vụ giao thông quốc gia thì còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm được 2 năm chi phí nhân lực, thiết bị, tư vấn, bằng 2/5 tổng chi phí này là một mức tiết giảm rất đáng kể.

Đầu tư làm đường tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để kéo giảm giá thành 2
Kỹ sư Lê Thanh Bền (phải) và Phó chủ tịch Sharp NSN Energy Solution. Kỹ sư Lê Thanh Bền đã tham gia phát triển nhiều dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam với vốn đầu tư quốc tế như dự án cầu Nhật Tân, các dự án đường giao thông tại Campuchia, hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long 1, Thăng Long 2. Hiện ông Bền là phó chủ tịch thường trực Pacific Group, doanh nghiệp đầu tư và phát triển các dự án hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo tại Việt Nam với đối tác đầu tư từ Nhật Bản

Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, nếu có thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích đổi mới công nghệ, đổi mới vật liệu thi công, với khối lượng dự án cao tốc khá lớn trong 10 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư mang công nghệ hiện đại, góp phần đáng kể vao phát triển kinh tế đất nước