Tiêu điểm: Nhân Humanity

Xây dựng văn hóa giao thông là trách nhiệm của ai?

(VOH) – Cần phải hiểu rõ văn hóa giao thông là gì? Những biểu hiện của văn hóa giao thông mà ai cũng cần nắm rõ để bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

1. Văn hóa giao thông là gì?

Một số khái niệm về văn hóa giao thông có thể hiểu như sau: 

  • Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông.
  • Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng.
  • Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông.
  • Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
  • Là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di chuyển.

Nói một cách khác văn hóa giao thông là tập hợp cách ứng xử, thái độ chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. 

Phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu trong các hành vi ứng xử khi tham gia giao thông, tiếp đến là thực hiện đúng luật quy định và cuối cùng là tôn trọng những người liên quan để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh. 

Xem thêmXe máy chuyên dùng là gì? 3 loại xe máy chuyên dùng phổ biến nhất

2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

  • Hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của đất nước.
  • Tạo nên cơ sở vững chắc cho 1 nền giao thông văn minh, hiện đại.
  • Văn hóa giao thông được nâng cao đồng nghĩa với việc tạo nên 1 môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho con người và vì con người.

Việc xây dựng văn hóa giao thông không chỉ phụ thuộc vào sự nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông mà còn phải đồng bộ với các quy định pháp luật, môi trường giao thông, trách nhiệm của người thực thi công vụ và việc giáo dục, phổ biến kỹ năng tham gia giao thông cho cộng đồng.

Xây dựng văn hóa giao thông là trách nhiệm chung của tất cả mọi cá nhân, mọi công dân của đất nước Việt Nam. Mỗi một người cần nhân cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân để có những tác động tích cực đến giao thông và xã hội. 

Để làm được điều này, người tham gia giao thông cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ sai phạm mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Bên cạnh đó, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng, chính là cách xử sự trong mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Xây dựng văn hóa giao thông là trách nhiệm của ai? 

3. Những biểu hiện của văn hóa giao thông

  • Không tham gia/ cổ vũ các hoạt động gây rối, cản trở làm mất trật tự an toàn giao thông. Ví dụ: đua xe trái phép,...
  • Không vi phạm cũng như tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
  • Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hãy phê phán hoặc ngăn chặn.
  • Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
  • Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
  • Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
  • Đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
  • Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
  • Duy trì phương tiện giao thông sạch đẹp, an toàn.
  • Nhiệt tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, người bị nạn cũng như trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
  • Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.
  • Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
  • Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.   
  • Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông, thì cần phải hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. 
Bình luận