Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 10»2»Bài 72: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ ngh...

Bài 72: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Văn 10 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Phần bài tập sgk

Câu 1/SGK Ngữ văn 10 (tập 2) cơ bản trang 101.

Lời giải: Những phép tu từ thường sử dụng tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh… đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.

Câu 2/SGK Ngữ văn 10 (tập 2) cơ bản trang 101.

Lời giải: Đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng:

  • Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.
  • Bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3/SGK Ngữ văn 10 (tập 2) cơ bản trang 101.

Lời giải: Lựa chọn từ thích hợp:

  1. Điền từ canh cánh hoặc thấm đượm.
  2. Dòng 3: rắc.

Dòng 4: giết.

Câu 4/SGK Ngữ văn 10 (tập 2) cơ bản trang 102.

Lời giải: So sánh tính cá thể trong ba đoạn thơ:

Giống nhau: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm văn chương. Không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

Khác nhau:

Về hình tượng:

  • Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng.
  • Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa.
  • Trong thơ Nguyễn Đình Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới.

Về cảm xúc:

  • Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh.
  • Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng.
  • Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.

Về từ ngữ:

  • Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động.
  • Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc.
  • Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.

Về nhịp điệu:

  • Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng.
  • Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở.
  • Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức.                             

Phần bài tập riêng nguyễn khuyến

Câu 1 Hãy chọn đáp án đúng.

1. Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trước hết trong lĩnh vực nào?

  1. Các văn bản hành chính, pháp luật.
  2. Các văn bản báo chí, tuyên truyền.
  3. Các văn bản thơ, văn xuôi, kịch.
  4. Các văn bản khoa học, chính luận.

2. Khi nói: “Đây giọng thơ Tố Hữu, còn kia giọng thơ Chế Lan Viên; đây ngôn ngữ Nguyễn Tuân, còn kia văn Vũ Trọng Phụng…” là nói đến đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

  1. Tính hình tượng
  2. Tính cá thể hóa
  3. Tính truyền cảm
  4. Tính đa nghĩa

3. “Hình tượng “Bánh trôi nước” trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.” Đoạn văn trên muốn nói đến đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

  1. Tính truyền cảm
  2. Tính hình tượng
  3. Tính thẩm mĩ
  4. Tất cả đều đúng

4. Đoạn văn sau muốn nói tới đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? “Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…”

  1. Tính đa nghĩa
  2. Tính thẩm mĩ
  3. Tính cá thể hóa
  4. Tính truyền cảm
ĐÁP ÁN

Lời giải:

Câu 1 - C

Câu 2 - B

Câu 3 - B

Câu 4 -C

Câu 2: Hãy vận dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để sáng tác một bài thơ lục bát về chủ đề tự chọn (gia đình, thầy cô, bạn bè…) và chỉ ra biểu hiện của tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa trong bài thơ đó.


Giáo viên biên soạn: Ngô Hoàng Duy

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 70: Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận
Bài 75: Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận