Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 10»2»Bài 70: Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị ...

Bài 70: Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận Văn 10 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Câu 1/SGK Văn 10 cơ bản, tập 2, trang 91

Sau đây là một đề làm văn:

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

  • Bổ sung các ý còn thiếu.
  • Lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

1. Bổ sung các ý còn thiếu:

Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người.

Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

2. Lập dàn ý cho bài văn:

Mở bài:

Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khẳng định đây là bài học quý giá và có ý nghĩa sâu sắc.

Thân bài:

Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

  • Giải thích: Tài là trí tuệ, hiểu biết, năng lực; đức là nhân cách, phẩm chất, đạo đức.
  • Có tài mà không có đức là người vô dụng, vì tài năng có thể bị sử dụng gây hại cho con người.
  • Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì không có tài năng khó có thể làm việc hiệu quả, không tạo được thành tựu lớn.
  • Mối quan hệ khăng khít giữa tài và đức: tài và đức luôn đi liền với nhau, giúp con người hoàn thiện, trở thành những cá nhân ưu tú, xuất sắc; tạo nhiều thành quả, giá trị phục vụ cho con người, phát triển đất nước,…

Ý nghĩa lời dạy của Bác : Giúp chúng ta xác định hướng đi đúng đắn trong quá trình học tập, rèn luyện bản thân.

Kết bài:

Khẳng định giá trị câu nói.

Bài học: Mỗi người muốn thành công, góp sức cho đất nước cần phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có tài và đức.

Câu 2/SGK Văn 10 cơ bản, tập 2, trang 91

Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Gợi ý

Mở bài:

Những khó khăn trong cuốc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người.

Dân gian đã đúc kết nên cấu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn ".

Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

  • Cái khó: những khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống.
  • Cái khôn: khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người.
  • Cái khó bó cái khôn : Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế, bó buộc việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

Câu tục ngữ có mặt đúng và mặt chưa đúng:

  • Mặt đúng : Quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan.
  • Mặt chưa đúng : Bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự nỗ lực chủ quan của con người. Trên thực tế, nhiều người gặp khó khăn nhưng họ đã lấy khó khăn làm động lực vươn lên để thu được thành quả,...

Kết bài:

Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc.

Bài học:Trước hoàn cảnh khó khăn, càng phải quyết tâm khắc phục. Cần có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống.


Giáo viên biên soạn: Lê Thị Kim Ngân

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 66: Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh
Bài 72: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật