Table of Contents
III. Luyện tập Khái quát lịch sử Tiếng Việt
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Ví dụ về các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:
- Việt hóa âm đọc (cách đọc Hán Việt): giang sơn, chiến mã, quốc ca, khuyến học, nhân tài, nguyên khí, ...
- Việt hóa dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: nam – trai, nữ - gái; lão phu – ông già, ...
- Việt hóa bằng cách rút gọn (lang bạt kì hồ - lang bạt, dương dương tự đắc – tự đắc) hoặc đổi nghĩa như: phương phi (hoa cỏ thơm tho) – béo tốt, bồi hồi (đi đi lại lại) – xúc động, đinh ninh (dặn dò) – tin chắc, khôi ngô (cao to) – mặt mũi dễ coi,...
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt:
- Kiểu chữ đơn giản về hình thức kết cấu.
- Sử dụng chữ cái La-tinh vốn thông dụng trên toàn thế giới.
- Giữa âm và chữ viết, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
- Kiểu chữ có thể đánh vần, chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được mọi chữ trong tiếng Việt.
Câu 3 (trang 40 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Ví dụ ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: la-de, ba-dơ, tuyếc-bin, công-tơ-rơ plông-giê (thuật ngữ điện ảnh có nghĩa là quay ngược ống kính lên mà ghi), xà phòng, ...
- Vay mượn thuật ngữ khoa học – kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: vi trùng, thạch nhũ, khí quyển, kiểm lâm, nguyên sinh, biến trở, ...
- Đặt thuật ngữ thuần Việt: xe lửa (hỏa xa), máy bay (phi cơ), vùng biển (hải phận), chăm sóc, nuôi dưỡng (phụng dưỡng), cà phê, cà vạt, ...
GV biên soạn: Cao Thị Nhân An
Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông