Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Thống Kê»Tìm hiểu về phương pháp lập bảng số liệu...

Tìm hiểu về phương pháp lập bảng số liệu thống kê ban đầu

Lý thuyết phương pháp lập bảng số liệu thống kê ban đầu và các dạng bài tập cơ bản có phương pháp giải và ví dụ cụ thể.

Xem thêm

Bảng số liệu thống kê được dùng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn như khi những người làm công việc xuất nhập hàng hóa, để tiện cho việc theo dõi thì họ phải lập một bảng số liệu thống kê tên hàng, số lượng, đơn giá của các mặt hàng mà họ xuất ra và nhập vào. Vậy phương pháp để lập bảng số liệu thống kê là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

I. Bảng số liệu thống kê ban đầu là gì ?

1. Phương pháp lập bảng số liệu thống kê

Để lập được bảng số liệu thống kê, chúng ta làm như sau:

- Bước 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Ở bước này, công việc của chúng ta là thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề đang điều tra, sau đó phân loại và chọn lọc chúng một cách hợp lý.

Cần phải phân loại được dữ liệu là số và dữ liệu không phải là số. Bởi vì trong các dữ liệu mà chúng ta thu thập được, sẽ có những dữ liệu là số (số liệu) và có những dữ liệu không phải là số.

Và chúng ta chỉ xem xét, nghiên cứu những dữ liệu là số (số liệu).

- Bước 2: Lập bảng số liệu thống kê từ những dữ liệu đã thu thập, phân loại và chọn lọc được ở bước 1.

2. Cách nhận xét bảng số liệu thống kê

Để nhận xét được một bảng số liệu chính xác và hợp lí, cần phải tìm mối liên hệ giữa các số liệu thống kê theo cả hàng ngang và cột dọc và giữa các đối tượng mà chúng ta điều tra.

- Trước tiên, nêu nhận xét bao quát tất cả dữ liệu có trong bảng số liệu trước.

- Sau đó nêu nhận xét riêng từng đối tương nghiên cứu, số liệu thống kê.

- Đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh nhận xét của chúng ta là hợp lý.

Chú ý: Bảng số liệu thống kê thì các số liệu là số nên sẽ có sự tăng, giảm, cao, thấp. Vì vậy nên đưa ra những nhận xét về sự tăng, giảm hoặc so sánh giữa các đối tượng.

II. Các dạng bài tập thường gặp về bảng số liệu thống kê

1. Cho các dữ liệu cụ thể. Yêu cầu lập bảng số liệu thống kê ban đầu

*Phương pháp giải: Dựa vào phương pháp lập bảng số liệu thống kê

*Ví dụ: Lập bảng số liệu thống kê các con vật mà nhà em đang nuôi.

Giải: 

Ta có bảng số liệu thống kê sau: (đơn vị: con)

Tên vật nuôiHeoNgỗng
Số lượng10100650

2. Từ bảng số liệu thống kê ban đầu rút ra các thông tin cần thiết 

*Phương pháp giải: Tùy vào yêu cầu của bài toán mà chúng ta sẽ dựa vào bảng số liệu thống kê để thực hiện chính xác.

*Ví dụ: Dưới đây là bảng số liệu thống kê cân nặng của một bạn học sinh qua từng tháng của năm 2021:

Tháng123456789101112
Cân nặng (kg)39,539,740,1414342,842,842,843,54444,645

a. Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của bạn học sinh này là gì? Và có tất cả bao nhiêu giá trị về đối tượng này?

b. Nhận xét bảng số liệu trên

Giải:

a. Dựa vào bảng số liệu thống kê, ta có:

- Đối tượng nghiên cứu là cân nặng của bạn học sinh năm 2021 theo từng tháng.

- Có tất cả 12 giá trị về đối tượng này.

b. Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy cân nặng của bạn học sinh giao động trong khoảng từ 39,5kg đến 45 kg.Và các giá trị thay đổi qua từng tháng thể hiện rằng cân nặng của bạn ấy có chiều hướng tăng lên.

- Từ tháng 1 đến tháng 5, cân nặng của bạn ấy tăng dần lên từ 39,5 kg - 43kg.

- Nhưng từ tháng 5 đến tháng 6 bạn ấy đã giảm nhẹ 0,2kg từ 43 kg xuống còn 42,8kg và dừng tại ở số cân nặng ấy cho đến tháng 8.

- Và từ tháng 8 cho đến tháng 12 cận nặng của bạn ấy lại tiếp tục tăng lên đến 45kg.

III. Một số bài tập vận dụng về bảng số liệu thống kê

Bài 1: Chú Ngọc đang chuẩn bị mua vật liệu để xây một ngôi nhà nhưng một số vật liệu còn thiếu và chú ấy không biết làm thế nào để có thể mua được đầy đủ số vật liệu ấy mà không bị thiếu thứ gì. Em hãy giúp chú Ngọc lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về những vật liệu với số lượng cụ thể để chú ấy có thể dựa vào đó mua được đầy đủ nhất. Biết rằng những thứ chú ấy cần mua là:

- Cát đổ bê tông: 2 tấn

- Cát xây tô: 7 tấn

- Đá 1x2: 6 tấn

- Xi măng: 4 tấn

- Sắt: 5 tấn

- Gạch: 4000 viên (biết mỗi viên gạch nặng 2kg)

ĐÁP ÁN

Ta có: 4000 viên gạch = 4000 x 2 = 8000 kg gạch = 8 tấn gạch

Từ đó ta có bảng số liệu thống kê : (Đơn vị: tấn)

Tên vật liệuCát đổ bê tôngCát xây tôĐá 1x2Xi măngSắtGạch
Số lượng276458

Bài 2: Cho biết số lượng heo mà một trang trại nuôi theo từng năm được thể hiện trang bảng sau: (đơn vị: con)

Năm2012201320142015201620172018201920202021
Số lượng20025010040020010050200230400

a. Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu ở đây là gì? Và có tất cả bao nhiêu giá trị của đối tượng ấy.

b. Số giá trị khác nhau trong dãy giá trị của đối tượng đó là gì? 

c. Hãy tìm số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau đó.

d. Lập bảng số liệu thống kê số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau đó.

ĐÁP ÁN

a. Đối tượng nghiên cứu ở đây là số lượng heo mà một trang trại nuôi theo từng năm

- Có tất cả 10 giá trị.

b. Số giá trị khác nhau trong dãy giá trị là: 6 giá trị

c. 

- Giá trị 50 xuất hiện 1 lần

-  Giá trị 100 xuất hiện 2 lần

- Giá trị 200 xuất hiện 3 lần

- Giá trị 230 xuất hiện 1 lần

- Giá trị 250 xuất hiện 1 lần

- Giá trị 400 xuất hiện 2 lần

d. Bảng số liệu thống kê số lần xuất hiện của các giá trị khác nhau đó là:

Giá trị50100200230250400
Số lần xuất hiện123112

Bài 3: Hãy lập bảng số liệu thống kê điểm trung bình của các môn học của em trong năm học vừa qua và cho biết:

a. Có tất cả bao nhiêu môn học? 

b. Có bao nhiêu điểm số khác nhau trong các điểm số của các môn học.

c. Hãy lập bảng số liệu thống kê số lần xuất hiện của các điểm số khác nhau đó.

ĐÁP ÁN

Bảng số liệu thống kê điểm trung bình của các môn học của em trong năm học vừa qua :

Môn họcTpánNgữ vănLịch sửĐịa lýSinh họcVật lýTiếng anhGiáo dục công dânTin họcCông nghệÂm nhạcMỹ thuật
Điểm số8,97,17,18,38,09,57,18,08,99,57,98,0

a. Có tất cả 12 môn học

b. Số các điểm số khác nhau là: 6

c. Bảng số liệu thống kê số lần xuất hiện của các điểm số khác nhau:

Điểm số7,17,98,08,38,99,5
Số lần xuất hiện313122

Trên đây là tổng hợp kiến thức về phương pháp lập bảng số liệu thống kê ban đầu và các dạng bài tập thường gặp cùng với một số bài tập vận dụng có lời giải chi tiết. Qua bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng làm các bài tập liên quan đến chủ đề này.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Liên Trịnh

Tần số của một giá trị là gì? Cách tìm tần số của một giá trị