Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Biểu Thức Đại Số»Bài Tập Bài 8: Cộng Và Trừ Đa Thức Một B...»Giải Bài Tập SGK Toán 7 Tập 2 Bài 46 Tra...

Giải Bài Tập SGK Toán 7 Tập 2 Bài 46 Trang 45

Xem thêm

Đề bài

Bài 46 trang 45 SGK toán 7

Viết đa thức P(x) = 5x3 - 4x2 + 7x - 2 dưới dạng:

a) Tổng của hai đa thức một biến.

b) Hiệu của hai đa thức một biến.

Bạn Vinh nêu nhận xét: "Ta có thể viết đa thức đã cho thành tổng của hai đa thức bậc 4". Đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án và lời giải

a)

Viết đa thức P(x) = 5x3– 4x2+ 7x – 2 dưới dạng tổng của hai đa thức một biến.

Có nhiều cách viết, ví dụ:

  • Cách 1: Nhóm các hạng tử của đa thức P(x) thành hai đa thức khác.

P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 = (5x3 – 4x2) + (7x – 2).

Do đó, P(x) là tổng của hai đa thức một biến là: 5x3 – 4x2 và 7x – 2.

P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 = 5x3 + (– 4x2 + 7x – 2).

Do đó, P(x) là tổng của hai đa thức một biến là: 5x3 và – 4x2 + 7x – 2.

  • Cách 2: Viết các hạng tử của đa thức P(x) thành tổng hay hiệu của hai đơn thức. Sau đó nhóm thành hai đa thức khác.

Ví dụ: Viết 5x3 = 4x3 + x3; – 4x2 = – 5x2 + x2.

Nên: P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 = 4x3 + x3 – 5x2 + x2 + 7x – 2.

P(x) = (4x3 – 5x2 + 7x) + (x3 + x2 – 2).

Do đó, P(x) là tổng của hai đa thức một biến là: 4x3 – 5x2 + 7x và x3 + x2 – 2.

b)

Viết đa thức P(x) = 5x3– 4x2+7x – 2 dưới dạng hiệu của hai đa thức một biến.

Có nhiều cách viết, ví dụ:

  • Cách 1: Nhóm các hạng tử của đa thức P(x) thành hai đa thức khác.

P(x) = 5x3 – 4x2 +7x – 2 = (5x3 + 7x) – (4x2 + 2).

Do đó, P(x) là hiệu của hai đa thức một biến là: 5x3 + 7x và 4x2 + 2.

P(x) = 5x3 – 4x2 +7x – 2 = (5x3 – 4x2) – (–7x + 2).

Do đó, P(x) là hiệu của hai đa thức một biến là: 5x3 – 4x2 và –7x + 2.

  • Cách 2: Viết các hạng tử của đa thức P(x) thành tổng hay hiệu của hai đơn thức. Sau đó nhóm thành 2 đa thức khác

Ví dụ: Viết 5x3 = 6x3 – x3; – 4x2 = – 3x2 – x2

Nên: P(x) = 5x3 – 4x2 +7x – 2 = 6x3 – x3 – 3x2 – x2 +7x – 2 

= (6x3 – 3x2 + 7x) – (x3 + x2 + 2).

Do đó, P(x) là hiệu của hai đa thức một biến là: 6x3 – 3x2 + 7x và x3 + x2 + 2.

Bạn Vinh nói đúng: Ta có thể viết đa thức đã cho thành tổng của hai đa thức bậc 4 chẳng hạn như:

P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 = (2x4 + 5x3 + 7x) + (–2x4 – 4x2 – 2).

Do đó, P(x) là tổng của hai đa thức bậc 4 là: 2x4 + 5x3 + 7x và –2x4 – 4x2 – 2.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Giải Bài Tập SGK Toán 7 Tập 2 Bài 45 Trang 45
Giải Bài Tập SGK Toán 7 Tập 2 Bài 47 Trang 45
Xem lại kiến thức bài học