Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Động Vật Và Đời Sống Con Người»Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Lý thuyết bài Biện pháp đấu tranh sinh học môn Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Các biện pháp đấu tranh sinh học có ý nghĩa lớn với môi trường, không gây tác hại như khi sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.

I. Nội dung 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

 bai-59-bien-phap-dau-tranh-sinh-hoc

II. Nội dung 2: Biện pháp đấu tranh sinh học

Sử dụng thiên địch

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại:

  • Cóc ăn sâu bọ vào ban đêm.
  • Sáo ăn sâu bọ về ban ngày.
  • Cá đuôi cờ ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ.
  • Diều hâu ăn chuột về ban ngày.

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại:

  • Bướm đêm Achentina đẻ trứng lên cây xương rồng. Ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.
  • Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám. Ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.

Dùng vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi gây bệnh cho thỏ gây hại ở Australia.

Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

bai-59-bien-phap-dau-tranh-sinh-hoc-1

bai-59-bien-phap-dau-tranh-sinh-hoc-2
Hình ảnh một số thiên địch: Bọ rùa, ong kí sinh, bọ ngựa và chuồn chuồn

III. Nội dung 3: Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp

Đấu tranh sinh học

Ưu điểm

Hạn chế

- Ít tốn kém.

- Tiêu diệt sinh vật gây hại có hiệu quả.

- Không gây ô nhiễm môi trường.

- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.

- Tiêu diệt sinh vật này tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển.

- Một số sinh vật vừa có lợi vừa có hại.

IV. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường NK - LTT

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Kể tên một số thiên địch và thức ăn của chúng.

    Câu 2: Nêu một số tác hại đối với người và môi trường khi sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật.

    Câu 3: Hãy kể tên một vài sinh vật ngoại lai gây hại ở nước ta.

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời

    Cá đuôi cờ: ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ.

    Mèo: bắt chuột.

    Thằn lằn: ăn sâu bọ về ban ngày.

    Cóc: ăn sâu bọ về ban đêm.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời

    Người ăn phải thực phẩm phun xịt thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật bị ngộ độc thực phẩm, môi trường bị ô nhiễm, đồng ruộng không còn tôm, cá.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời

    Ốc bươu vàng: gây hại lúa, lục bình, cá trê phi: gây ảnh hưởng tôm, cá bản địa trong ao, hồ.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại là   

    1. ong mắt đỏ.
    2. cóc.  
    3. cú mèo.
    4. ếch.

    Câu 2. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại ở nước Úc là

    1. vi khuẩn Myoma.
    2. vi khuẩn lao. 
    3. vi khuẩn E. Coli. 
    4. vi khuẩn tả.

    Câu 3.  Thức ăn chủ yếu của mèo rừng và cú vọ là

    1. cá.
    2. tôm.
    3. cua. 
    4. chuột.

    Câu 4. Loài thiên địch đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng là

    1. bướm đêm Achentina.
    2. kiến vàng.     
    3. cá đuôi cờ.
    4. cóc.

    Câu 5. Mười hai đôi thỏ được nhập vào nước Úc năm 1859 và năm nào chúng trở thành sinh vật gây hại?              

    1. 1879.
    2. 1889.               
    3. 1899.
    4. 1900.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1:Đáp án: A 

    Hướng dẫn trả lời

    Ong mắt đỏ đóng vai trò là thiên địch, đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 2: Đáp án: A            

    Hướng dẫn trả lời

    Vi khuẩn Myoma gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại ở nước Úc.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 3: Đáp án: D

    Hướng dẫn trả lời

    Thức ăn chủ yếu của mèo rừng và cú vọ là chuột.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 4: Đáp án: A            

    Hướng dẫn trả lời

    Bướm đêm Achentina đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 5: Đáp án: D            

    Hướng dẫn trả lời

    Mười hai đôi thỏ được nhập vào nước Úc năm 1859. Đến năm 1900 số thỏ lên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại.

    Đáp án A, B, C sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
    Bài 60: Động vật quý hiếm