Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Trong Tam Giác. ...»Bài 3: Quan Hệ Giữa Ba Cạnh Của Một Tam ...

Bài 3: Quan Hệ Giữa Ba Cạnh Của Một Tam Giác Bất Đẳng Thức Tam Giác

Lý thuyết bài Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác môn toán 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Bất đẳng thức tam giác

Định lí:

Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại. (SGK, trang 61)

bai-3-quan-he-giua-ba-canh-cua-mot-tam-giac-bat-dang-thuc-tam-giac

  •  
  •  

II. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác

Hệ quả:

Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại. (SGK, trang 62)

Nhận xét:

Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại. (SGK, trang 62)

Lưu ý:

Khi xét độ dài ba đoạn thẳng có thỏa mãn bất đẳng thức tam giác hay không, ta chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với tổng hai độ dài còn lại, hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ dài còn lại. (SGK, trang 63).


Bài tập luyện tập quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác của trường Nguyễn Khuyến

Bài 1: Có thể vẽ được tam giác có độ dài các cạnh như sau không ? Vì sao?

a)    3cm, 5cm, 7cm 

b)   1cm, 7cm, 5cm

ĐÁP ÁN

a) Ta có:  : Thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

Vậy ta có thể vẽ một tam giác có độ dài các cạnh là: 3cm, 5cm, 7cm.

b) Ta có: : Không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

Vậy ta không thể vẽ một tam giác có độ dài các cạnh là: 1cm, 7cm, 5cm.

Bài 2: Tính chu vi tam giác ABC cân biết .

ĐÁP ÁN

Giả sử AB = 5cm là cạnh bên của tam giác cân ABC

Ta có: : Không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

   không phải là cạnh bên của tam giác cân ABC

  AB là cạnh đáy.

  Tam giác ABC cân tại C.

     

Chu vi của tam giác cân ABC: .

Bài 3: Cho  có  .

Hãy tìm độ dài cạnh MI biết rằng độ dài này là một số nguyên?  

ĐÁP ÁN

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác MNI, ta được:

     

       

Vì độ dài cạnh MI là một số nguyên nên: .


Biên soạn: Phạm Ngọc Diệu (Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến BD)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 2: Quan Hệ Giữa Đường Vuông Góc Và Đường Xiên, Đường Xiên Và Hình Chiếu
Bài 4: Tính Chất Ba Đường Trung Tuyến Của Tam Giác