Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 9»Điện Học»Bài 10: Biến Trở - Điện Trở Dùng Trong K...

Bài 10: Biến Trở - Điện Trở Dùng Trong Kĩ Thuật

Lý thuyết bài biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật môn vật lý 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Biến trở

- Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

- Cấu tạo gồm hai bộ phận chính:

+ Con chạy hoặc tay quay

+ Cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn

- Kí hiệu

bai-10-bien-tro-dien-tro-dung-trong-ky-thuat-1

- Hoạt động: Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.

2. Các loại biến trở thường dùng

bai-10-bien-tro-dien-tro-dung-trong-ky-thuat-2

Có nhiều cách phân loại biến trở:

- Phân loại biến trở theo chất liệu cấu tạo:

+ Biến trở dây quấn (B, C)

+ Biến trở than (A)

- Phân loại biến trở theo bộ phận điều chỉnh:

+ Biến trở con chạy (B)

+ Biến trở tay quay (A, C)

3. Các điện trở thường dùng trong kĩ thuật

a) Cấu tạo

    Các điện trở được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện (thường bằng sứ).

b) Nhận dạng cách ghi trị số điện trở

- Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở

bai-10-bien-tro-dien-tro-dung-trong-ky-thuat-3

- Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở

bai-10-bien-tro-dien-tro-dung-trong-ky-thuat-4

    Cách tính toán giá trị điện trở:

    + Đối với điện trở 4 vạch màu:

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

    + Đối với điện trở 5 vạch màu:

Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở

Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở

Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

bai-10-bien-tro-dien-tro-dung-trong-ky-thuat-5

    Ví dụ:

- Điện trở ở vị trí bên trái có giá trị được tính như sau: R = 45 × 102 Ω = 4,5 KΩ bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim loại vàng.

- Điện trở ở vị trí giữa có giá trị được tính như sau: R = 380 × 103 Ω = 380 KΩ bởi vì cam tương ứng với 3, xám tương ứng với 8, đen tương ứng với 0, và cam tương ứng với giá trị số mũ 3. Vòng màu cuối cho biết giá trị sai số là 2% ứng với màu đỏ.

- Điện trở ở vị trí bên phải có giá trị được tính như sau: R = 527 × 104 Ω = 5270 KΩ bởi vì xanh lục tương ứng với 5, đỏ tương ứng với 2, và tím tương ứng với 7, vàng tương ứng với số mũ 4, và nâu tương ứng với sai số 1%. Vòng màu cuối cho biết sự thay đổi giá trị của điện trở theo nhiệt độ là 10 PPM/°C.


Biên soạn: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

SĐT: 0382 078 559 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

Bài 9: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Vật Liệu Làm Dây Dẫn
Bài 11: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm Và Công Thức Tính Điện Trở Của Dây Dẫn