Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 9»Điện Học»Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật ...

Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật Ôm

Lý thuyết bài điện trở của dây dẫn - định luật ôm môn vật lý 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Điện trở của dây dẫn

a) Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn

- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số   có giá trị không đổi.

- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số   có giá trị khác nhau.

b) Điện trở

- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)

Các đơn vị khác:

+ Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000

+ Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000

- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

bai-2-dien-tro-cua-day-dan-1

- Công thức xác định điện trở dây dẫn:


Trong đó:     R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

2. Định luật Ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Hệ thức biểu diễn định luật:


Trong đó:     R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)


Biên soạn: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

SĐT: 0382 078 559 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn
Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp