Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Đôi nét về Chùa Hoằng Pháp, ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam

(VOH) - Không chỉ nổi tiếng vì rộng lớn và có cảnh chùa đẹp, chùa Hoằng Pháp còn khiến người người nhắc đến nhờ vào các hoạt động thiện ích, những khóa tu mùa hè và những bài kinh giảng đạo sâu sắc.

Mang dáng dấp cổ kính, uy nghiêm với khói nhang nghi ngút, cây xanh rợp bóng, hòn non bộ róc rách nước chảy, chùa Hoằng Pháp quả là một ngôi chùa thanh tịnh, đủ khiến lòng người nhẹ nhõm, bình yên mỗi khi đặt chân đến.

Lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp

Từ một cánh rừng chồi hoang vu, chùa Hoằng Pháp được cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử thuộc hệ phái Bắc tông khai phá trong 2 năm trước khi bắt đầu xây dựng vào năm 1957. Cảnh chùa những ngày đầu tiên là hình ảnh vô cùng đơn sơ, mộc mạc với gạch đinh và 2 tầng mái ngói, mặt xoay về hướng Tây Bắc.

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Hình ảnh tại chùa Hoằng Pháp (Nguồn: Internet)

Không chỉ tu hành, phổ độ chúng sinh, truyền bá Phật Pháp, chùa Hoằng Pháp còn là nơi lưu trú của những người hoạn nạn, không chốn nương thân, nghèo khổ.

Tiếng lành đồn xa, nhờ đức độ và lòng nhân ái của Hòa Thượng mà Phật Tử khắp nơi nơi lũ lượt kéo về thắp nhang, lạy phật và nghe kinh thuyết giảng. Từ đó chùa Hoằng Pháp càng mở rộng và được mọi người đến thăm viếng ngày một nhiều.

Đến nay, chùa Hoằng Pháp đã trải qua 2 đời Trụ trì:

  1. 1957-1988: cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, viên tịch năm 1988.
  2. 1988 đến nay: Thượng tọa Thích Chân Tính.

Chùa Hoằng Pháp ở đâu?

Với diện tích đất 6 ha, chùa Hoằng Pháp toạ lạc tại Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu tự đi bằng xe cá nhân và xuất phát tại trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển như sau

  • Đi theo hướng đường Cộng Hòa, qua Trường Chinh, chạy đến vòng xuyến, chọn lối ra thứ ba vào đường Quốc Lộ 22 (đối diện đường Trường Chinh).
  • Sau đó rẽ phải vào đường Lê Thị Hà, chạy đến cuối đường thì rẽ trái vào đường Quang Trung.
  • Chạy đến vòng xuyến thì chọn lối ra thứ nhất vào đường Lê Lợi.
  • Chạy thêm 2km thì rẽ phải, chạy vào 300m thì rẽ trái, chạy thêm 150m nữa lại rẽ phải
  • Chạy sâu vô 100m sẽ thấy chùa Hoằng Pháp nằm bên tay phải.

Lưu ý: Vì đoạn đường vào chùa có nhiều ngã rẽ nên bạn lưu ý sử dụng google map dò đường hoặc hỏi người địa phương để tránh đi nhầm đường tốn thời gian nhé.

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Đường đến chùa Hoằng Pháp

Hoặc nếu sử dụng phương tiện công cộng, đi bằng xe bus thì bạn có thể bắt các chuyến xe 74, 04, 94, 13, khi đến trạm thì sử dụng google map hoặc hỏi người dân địa phương lối vào chùa.

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Hình ảnh chùa Hoằng Pháp trên google maps (ảnh chụp từ vệ tinh)

Cảnh quan chùa Hoằng Pháp

Chánh điện Hoằng Pháp có chiều ngang 18m, chiều dài 42m, tổng diện tích xây dựng là 756m2, kiến trúc theo lối chữ “công”. Mang dáng dấp cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói màu đỏ, nền lót gạch granite nhập từ Tây Ban Nha, toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đều làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Chùa Hoằng Pháp được xây dựng theo lối chữ "công" (Nguồn: Internet)

Bước chân vào thềm tiền đình chính diện bạn sẽ bắt gặp ngay 2 tượng sư tử lớn bằng cement cùng hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang đầy uy nghiêm và cương nghị.

Tiền điện thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, cao khoảng 4,5m. Phía trên chung quanh vách tường là 7 bức phù điêu bằng cement chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến khi nhập niết bàn.

Hậu Tổ thờ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, Tổ khai sơn chùa Hoằng Pháp. Bên trái chánh điện nhìn từ ngoài vào là tháp “Nhị Nghiêm”, nơi an trí nhục thân cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử. 

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Tháp Nhị Nghiêm, nơi an trí nhục thân cố Hoà Thượng Ngộ Chân Tử (Nguồn: Internet)

Đối diện với chánh điện là tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề. Bên phải chánh điện là vườn cây cùng bãi cỏ xanh mướt, rợp mát. 

Ngoài ra chùa còn có hòn non bộ cao hơn 10m rộng 20m nằm trên một hồ nước với tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng cao 5m toạ lạc ngay chính giữa. Đây cũng là công trình non bộ lớn và đẹp nhất trong các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh.

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Hòn non bộ rộng lớn với tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát toạ lạc ngay giữa (Nguồn: Internet)

Chùa còn có nhà ăn vô cùng rộng lớn, thoáng mát, nhà dưỡng lão, tăng đường, nhà trù đầy đủ tiện nghi.

Khóa tu mùa hè

Nổi tiếng với những khóa tu mùa hè giúp Phật Tử tu tâm dưỡng tánh bằng những hoạt động thiện ích kéo dài 7 ngày, chùa Hoằng Pháp càng thu hút khách thập phương. 

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Khoá tu mùa hè truyền bá đạo lý sống đúng, sống đẹp đến chúng Phật Tử (Nguồn: Internet)

Khóa tu đầu tiên diễn ra vào tháng 3/1999 với 70 Phật Tử tham dự. Và đến nay, con số này đã tăng lên đáng kể, lên đến trên dưới 3000 người mỗi khóa. 

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Ngoài những giờ tiếp thu Phật Pháp, chúng Phật Tử còn được tham gia những hoạt động vui chơi giải trí (Nguồn: Internet)

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Hay cùng nhau quay quần nấu nướng (Nguồn: Internet)

Mỗi chủ nhật đầu tháng chùa đều có khóa tu niệm Phật một ngày với số lượng Phật tử tham dự ngày càng đông, có lúc lên đến trên 15000 người. Nếu bạn muốn tham gia hãy tranh thủ đăng ký nhé.

Chờ hoa Vô Ưu rụng cầu may mắn

Ngoài những hoạt động thiện nguyện, thiện ích, cảnh đẹp thanh tịnh cùng không gian rộng lớn, chùa Hoằng Pháp còn nổi tiếng nhờ cây hoa Vô Ưu may mắn.

Cây Vô Ưu hay còn gọi là cây Sa La, cây Đầu Lân, cây Ngọc Lân là một loại cây cổ thụ, có hoa rũ, mọc theo chùm, cánh hoa dày, cứng cáp màu đỏ vô cùng đẹp mắt. Đây cũng là loại cây thường được trồng trong khuôn viên chùa chiền và chùa Hoằng Pháp cũng không ngoại lệ. 

doi-net-ve-chua-hoang-phap-ngoi-chua-noi-tieng-bac-nhat-viet-nam-voh

Chờ hoa Vô Ưu rụng vào tay, vận may ắt đến (Nguồn: Internet)

Tương truyền rằng Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây Vô Ưu, lúc bà lên cơn đau thì một cành cây đã chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh thật diệu kỳ. Thời điểm đó không là mùa hoa nở rộ nhưng khi đức Phật nằm dưới gốc cây nghỉ thì bỗng toàn cây nở hoa đỏ rực và một điều lạ kỳ nữa đó chính là các cánh hoa rơi xung quanh Đức Phật như mưa sa.

Vào những ngày Rằm lớn, chư khách thập phương kéo về chùa cúng dường, cầu nguyện đều không quên đến bên gốc cây Vô Ưu chờ hoa rụng vào tay để cầu mong vận may, mong ước sẽ thành hiện thực. 

Công Tử Bạc Liêu và căn nhà trị giá 400 tỷ một thời vang bóng: Nếu như đã đặt chân đến Bạc Liêu mà không ghé thăm và khám phá căn nhà cổ của công tử Bạc Liêu thì quả thật là một thiếu sót lớn trong chuyến đi của bạn.
Vui hết cỡ ở 'Đầm Sen nước' - tên gọi thân quen của công viên nước Đầm Sen: Những ngày nắng nóng, Sài Gòn 'khát' những cơn mưa thì làm gì để 'dễ thở' hơn? 'Đầm Sen nước' chính là lựa chọn lý tưởng để bạn vừa vận động vừa vui chơi và vừa được tranh thủ 'tắm mát'. 
Bình luận