Từ lâu, bạn vẫn thường hay nghe về khuôn mặt có tỉ lệ vàng, thiết kế có tỉ lệ vàng hay bức tranh sống động với tỉ lệ vàng… Vậy tỉ lệ vàng thực chất là những con số như thế nào, cũng như nó được áp dụng vào đời sống mang đến những lợi ích gì? Hãy cùng nhau khám phá những bí ẩn về tỉ lệ vàng ngay sau đây.
Tỉ lệ vàng là gì?
Tỉ lệ vàng (The golden ratio) là một phần nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong toán học, thường được quy ước bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đền Parthenon. Tỉ lệ vàng mô tả mối quan hệ giữa con số dựa trên dãy số Fibonacci. Tỉ lệ vàng Fibonacci được hình thành trong tự nhiên theo một tỉ lệ đó là 1:1.61. Chuỗi Fibonacci trong đại số là một dãy số, nơi số kế tiếp chính bằng tổng của hai số nằm liền kề phía trước bắt đầu từ 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21...
Cụ thể, bạn có một đường thẳng được chia thành 2 phần:
- Đường dài hơn được gọi là a, đường ngắn hơn được gọi là b.
- Tỉ lệ vàng ở đây chính bằng: Tổng của hai đường (a) và (b), chia cho đường (a), và bằng tỉ lệ đường (a) chia cho tỉ lệ đường (b) đúng bằng 1.618.
Công thức này có thể giúp bạn tạo hình dạng, biểu tượng, bố cục cân bằng trong thiết kế. Bạn có thể thiết kế ra một hình chữ nhật, sao cho chiều dài của chúng chia cho chiều rộng có tỉ lệ đúng bằng 1,618:1. Nếu bạn tiếp tục áp dụng công thức “Tỉ lệ vàng” vào hình chữ nhật mới ở phía bên phải, bạn sẽ kết thúc với một hình ảnh được tạo thành từ các hình vuông ngày càng nhỏ hơn như hình bên dưới.
Chia đôi hình chữ nhật để được những tỉ lệ vàng (Nguồn Internet)
Và khi vẽ hình xoắn ốc trên mỗi ô vuông, bắt đầu từ một góc và kết thúc ở một góc đối diện, bạn sẽ tạo ra đường cong đầu tiên của dãy Fibonacci (còn được gọi là Đường xoắn ốc vàng).
Tỉ lệ vàng Fibonacci với những dãy số (Nguồn Internet)
Ngoài ra, với mỗi hình chữ nhật, bạn vẽ một đường tròn nội tiếp bên trong. Bạn sẽ thấy tỷ lệ giữa các đường tròn với nhau đều tuân thủ theo tỷ lệ 1 : 1,618, cân bằng đến lạ kỳ.
Tỉ lệ vàng đã được con người khám phá từ cách đây ít nhất 4.000 năm, từ thời Ai Cập cổ đại, họ sử dụng tỉ lệ vàng để xây dựng nên các kim tự tháp. Sự hiện diện của tỉ lệ vàng khi áp dụng vào tự nhiên, nhất là trong lĩnh vực thiết kế tạo nên những đường nét hài hòa về mặt thẩm mỹ và cảm giác dễ chịu cho người xem. Tỉ lệ vàng mang đến sự cân đối, yếu tố thu hút ánh nhìn của mọi tác phẩm nghệ thuật.
Tỉ lệ vàng được ứng dụng như thế nào?
- Tỉ lệ vàng trong kiến trúc
Tất cả các công trình kiến trúc từ các bậc thầy về xây dựng trên thế giới đều áp dụng tỉ lệ vàng để mang lại sự nhạy cảm, dễ chịu trong thiết kế từ Kim tự tháp Ai Cập hùng tráng, cho tới tượng Parthenon ở Athens hay bức tượng Adam nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của Michelangelo.
Công trình Parthenon với tỉ lệ vàng (Nguồn Internet)
Trong kiến trúc, người Hy Lạp cổ đại sử dụng tỉ lệ vàng để xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của một công trình, kích thước của hàng hiên và thậm chí là cả vị trí của cấu trúc các cột. Kết quả cuối cùng là một tòa nhà mà chúng ta được nhìn thấy hoàn toàn tuân theo tỉ lệ vàng, đẹp hoàn hảo.
- Tỉ lệ vàng trong thiết kế logo
Thiết kế logo của hai ông lớn Pepsi và Twitter cũng được áp dụng tỉ lệ vàng là điều mà hiếm ai trong chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra. Cụ thể, như đã nói ở phần trên, mỗi đường tròn nội tiếp hình chữ nhật cũng tạo nên tỉ lệ vàng. Điều này đã tạo nên bộ logo của Pepsi và Twitter vô cùng ấn tượng và nổi bật.
Với Pepsi, sự lồng ghép của đường tròn (b) đã tạo nên đường cong mềm mại cho logo của Pepsi, bên cạnh đó là về màu sắc, một khối trắng ở giữa đã phân định hai màu sắc đỏ và xanh vô cùng hài hòa.
Logo của Pepsi (Nguồn Internet)
Với Twitter, chú chim biểu tượng được thiết kế khéo léo qua sự lồng ghép của các đường tròn vàng. Điều này tạo sự hài hòa, cân đối trong thiết kế và sự thuận mắt nhìn cho người xem.
Logo của Twitter (Nguồn Internet)
- Tỉ lệ vàng trong hội họa
Đặc biệt hơn, tỉ lệ vàng còn được áp dụng rất nhiều trong hội họa để tạo nên những bức tranh đã đi vào huyền thoại, cuốn hút người xem một cách đầy bí ẩn.
Tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci (Nguồn Internet)
Leonardo da Vinci rất thường xuyên sử dụng quy tắc tỉ lệ vàng trong những bức tranh của mình để tạo ra tác phẩm tuyệt vời, trường tồn cho đến ngày nay. Trong bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”, các con số được sắp xếp thấp hơn hai phần ba (lớn hơn hai phần của Golden Ratio), và vị trí của Chúa Giêsu là hoàn toàn được vẽ bằng cách sắp xếp hình chữ nhật theo tỉ lệ vàng trên vải.
- Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt
Một khuôn mặt mang nét đẹp hài hòa, có tỉ lệ giữa các thành tố tuân đúng theo tỉ lệ vàng được xem là một khuôn mặt thật sự hoàn hảo và vô cùng cân đối. Khuôn mặt hay vóc dáng con người được xem là những tuyệt tác của tự nhiên và tỉ lệ vàng góp phần tạo nên sự thiện cảm, vẻ đẹp và sự hài hòa cho chúng.
Khuôn mặt tỉ lệ vàng (Nguồn Internet)
Qua những tìm hiểu trên về tỉ lệ vàng, các bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên và thích thú. Kho tàng tri thức của nhân loại là vô cùng tận, tìm hiểu và khám phá mỗi ngày, bạn nhé!