Thông tin trên được tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet của Pháp công bố, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực cấy ghép cơ quan cơ thể người. Trong trường hợp này là giúp phụ nữ chịu khiếm khuyết về cơ quan sinh sản có cơ hội được làm mẹ.
Ca phẫu thuật cấy ghép tử cung được thực hiện vào năm 2016 tại Brazil và em bé được sinh ra khỏe mạnh vào ngày 05/12/2017 tại Sao Paolo, Brazil. Đây cũng là ca sinh thành công đầu tiên trên thế giới nhờ sử dụng tử cung từ người đã mất.
Mẹ của bé gái này mắc một hội chứng hiếm gặp, khiến cơ thể sinh ra không có tử cung. Cuộc phẫu thật cấy ghép tử cung cho người mẹ kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ. Để hoàn thành ca cấy ghép nội tạng, các bác sĩ đã phải nối các tĩnh mạch từ tử cung được hiến tặng với các tĩnh mạch của người nhận, tương tự là các động mạch, dây chằng và các ống âm đạo.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet, bé gái nói trên chào đời bằng phương pháp sinh mổ với cân nặng 2,55 kg, lúc bé được 35 tuần 3 ngày tuổi.
Tập thể các y bác sĩ và em bé đầu tiên chào đời từ tử cung nhận của người đã mất, tháng 12/2017.(Ảnh: Reuters)
Bé gái chào đời khỏe mạnh, nay đã gần 1 tuổi (Ảnh: AP)
Dani Ejzenberg, một bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Sao Paulo ở Brazil, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết việc cấy ghép được thực hiện vào tháng 9/2016 khi người nhận tử cung 32 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này là khả thi và có thể mang đến hy vọng cho những phụ nữ vô sinh.
Bác sĩ Ejzenberg cho biết: “Số người sẵn lòng và cam kết hiến tặng nội tạng sau khi mất lớn hơn nhiều so với những người hiến tặng trực tiếp”. Do vậy, việc nghiên cứu này đạt được thành công đã mang lại nhiều hy vọng hơn cho những người phụ nữ vô sinh mong muốn được làm mẹ.
Tuy nhiên, bà Ejzenberg nói thêm rằng các kết quả và tác động của việc sinh con từ tử cung người hiến tặng còn sống và đã chết vẫn chưa được so sánh. Đồng thời kỹ thuật cấy ghép vẫn có thể còn được tinh chỉnh thêm để tối ưu hóa.
Trường hợp em bé đầu tiên được sinh ra từ tử cung được cấy ghép của những người hiến tặng còn sống là vào năm 2013 ở Thụy Điển. Các nhà khoa học cho đến nay đã báo cáo tổng cộng 39 ca cấy ghép kiểu này, với 11 đứa trẻ chào đời thành công.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 10 -15 % các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới phải đối mặt với vấn đề hiếm muộn. Trong nhóm này, cứ 1/500 phụ nữ vô sinh do mắc các vấn đề về tử cung.
Trong trường hợp người phụ nữ Brazil nói trên, cô sinh ra không có tử cung do mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH). Còn người phụ nữ hiến tặng tử cung qua đời năm 45 tuổi do đột quỵ.
5 tháng sau khi các bác sĩ tiến hành cấy ghép, tử cung mới của người phụ nữ Brazil không có dấu hiệu bị đào thải khỏi cơ thể, kết quả siêu âm bình thường, và người nhận đã có kinh nguyệt đều đặn. Người mẹ sau đó mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm. Khi bác sĩ mổ lấy thai, họ cũng lấy đi luôn tử cung được cấy ghép.
Đến 7 tháng 20 ngày, báo cáo nghiên cứu tình huống trên được gửi đến The Lancet - bé gái chào đời từ đó đang tiếp tục được cho bú và cân nặng 7,2 kg (16 lb).
World's first baby born via womb transplant from dead donor
(Reuters) - - A woman in Brazil who received a womb transplanted from a deceased donor has given birth to a baby girl in the first successful case of its kind, doctors reported.
The case, published in The Lancet medical journal, involved connecting veins from the donor uterus with the recipient’s veins, as well as linking arteries, ligaments and vaginal canals.
It comes after 10 previously known cases of uterus transplants from deceased donors - in the United States, the Czech Republic and Turkey - failed to produce a live birth.
The girl born in the Brazilian case was delivered via caesarean section at 35 weeks and three days, and weighed 2,550 grams (nearly 6 lbs), the case study said.
Dani Ejzenberg, a doctor at Brazil’s Sao Paulo University hospital who led the research, said the transplant - carried out in September 2016 when the recipient was 32 - shows the technique is feasible and could offer women with uterine infertility access to a larger pool of potential donors.
The current norm for receiving a womb transplant is that the organ would come from a live family member willing to donate it.
“The numbers of people willing and committed to donate organs upon their own deaths are far larger than those of live donors, offering a much wider potential donor population,” Ejzenberg said in a statement about the results.
She added, however, that the outcomes and effects of womb donations from live and deceased donors have yet to be compared, and said the technique could still be refined and optimized.
The first baby born after a live donor womb transplant was in Sweden in 2013. Scientists have so far reported a total of 39 procedures of this kind, resulting in 11 live births.
Experts estimate that infertility affects around 10 to 15 percent of couples of reproductive age worldwide. Of this group, around one in 500 women have uterine problems.
Before uterus transplants became possible, the only options to have a child were adoption or surrogacy.
In the Brazilian case, the recipient had been born without a uterus due to a condition called Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser syndrome. The donor was 45 and died of a stroke.
Five months after the transplant, Ejzenberg’s team wrote, the uterus showed no signs of rejection, ultrasound scans were normal, and the recipient was having regular menstruation. The woman’s previously fertilized and frozen eggs were implanted after seven months and 10 days later she was confirmed pregnant.
At seven months and 20 days - when the case study report was submitted to The Lancet - the baby girl was continuing to breastfeed and weighed 7.2 kg (16 lb).